Giáo án Steam Lớp Lá - Bài học: Khám phá về gió

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
* Khoa học: Trẻ biết gió là 1 hiện tượng tự nhiên, biết một số đặc điểm của gió thông qua các hoạt động thí nghiệm, khám phá hướng gió, tiếng gió. Biết tên gọi về gió tự nhiên, gió nhân tạo .. Biết một số thiết bị điện tạo ra gió ( quạt, điều hòa..), hoạt động nhờ gió (chong chóng, dù, diều...) và cách hoạt động của chúng.
* Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá, tạo ra sản phẩm hoạt động nhờ gió: Diều, quạt giấy, chong chóng...
* Kỹ thuật: Trẻ biết thiết kế quy trình các bước làm diều, quạt giấy, chong chóng.
* Nghệ Thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ, phối hợp màu sắc, trang trí cho các sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp mắt, sinh động.
* Toán học: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, đo lường, định hướng không gian. 2. Kỹ năng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán
3. Thái độ.
- Trẻ chủ động tự tin vui vẻ khi tham gia hoạt động
4. Lĩnh vực khác.
- Trẻ biết thảo luận nhóm, phân công thảo luận giải quyết vấn đề
docx 5 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 2441
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Bài học: Khám phá về gió", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_bai_hoc_kham_pha_ve_gio.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Bài học: Khám phá về gió

  1. BÀI HỌC STEAM: 5E- KHÁM PHÁ VỀ GIÓ (Lứa tuổi mẫu giáo lớn) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. * Khoa học: Trẻ biết gió là 1 hiện tượng tự nhiên, biết một số đặc điểm của gió thông qua các hoạt động thí nghiệm, khám phá hướng gió, tiếng gió. Biết tên gọi về gió tự nhiên, gió nhân tạo Biết một số thiết bị điện tạo ra gió ( quạt, điều hòa ), hoạt động nhờ gió (chong chóng, dù, diều ) và cách hoạt động của chúng. * Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá, tạo ra sản phẩm hoạt động nhờ gió: Diều, quạt giấy, chong chóng * Kỹ thuật: Trẻ biết thiết kế quy trình các bước làm diều, quạt giấy, chong chóng. * Nghệ Thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ, phối hợp màu sắc, trang trí cho các sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp mắt, sinh động. * Toán học: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, đo lường, định hướng không gian. 2. Kỹ năng - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán 3. Thái độ. - Trẻ chủ động tự tin vui vẻ khi tham gia hoạt động 4. Lĩnh vực khác. - Trẻ biết thảo luận nhóm, phân công thảo luận giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị. - Sân chơi rộng rãi thoáng mát và điều kiện thời tiết có gió mát cho trẻ hoạt động. trẻ chơi trên thảm cỏ có bóng râm. - Đồ dùng của trẻ: + Túi nilon, cốc nước, những dải dây/giấy mỏng, lá cờ, thanh gỗ, viên gạch nhựa, lá khô, lá tươi, cánh hoa + Các đồ dùng cho trẻ thực hiện: Giấy màu, giấy trắng, bút dạ, hồ dán, que, ống hút III. Tiến hành. 1. GẮN KẾT
  2. - Tạo bối cảnh: Các con Tìm kiếm những vật bay được nhờ có gió xung quanh sân trường. ( Khăn, cờ,lá cây, tóc ). - Đặt các câu hỏi thăm dò kiến thức của trẻ: + Theo con điều gì khiến khăn, lá cờ, lá cây bay được? + Điều gì khiến con nghĩ là gió giúp những vật đó bay được? (lá cờ bay, lá cây đung đưa) + Theo con Gió từ đâu đến? (Gió đến mọi nơi) + Không biết Gió có hình dạng như thế nào nhỉ? Vậy hôm nay cô con mình sẽ cùng tìm hiểu về gió nhé. 2. KHÁM PHÁ - Để khám phá được về gió cô đã chuẩn bị một số nguyên liệu. Cô mời các con lên lấy nguyên liệu về bàn để chúng ta cùng khám phá nhé. - Cô đặt các câu hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích trẻ chia sẻ, khám phá, tìm kiếm, cho trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ và ghi chép lại. + Theo con gió đến được từ đâu qua thí nghiệm với cốc nước này? (con nhúng ngón tay vào cốc nước) + Khi con cho ngón tay vào cốc nước đưa lên thì con thấy thế nào? (Thấy ngón tay mát) + Vì sao con thấy ngón tay của con mát ? (Vì gió thổi vào tay nên mát) - Một thí nghiệm về gió cũng rất hay và thú vị đấy + Con dùng dải dây, túi ni lông để làm gì? (để xác định hướng gió) + Vì sao con lại dùng dải dây để xác định hướng gió? (Dải dây bay về phía nào thì xác định được hướng gió ở phía đó) + Con quan sát xem khi có gió thì bạn ngồi cạnh con có gì khác biệt không? (tóc bạn bay) + Ngoài nguyên liệu các con vừa làm thí nghiệm thì các con quan sát xem xung quanh chúng mình còn có gì nữa? (lá cờ, khăn ) + Làm thế nào mà chúng ta biết được trời đang có gió? (lá cờ bay, khăn bay) - Cô cho trẻ quan sát lá cờ bay, khăn von bay. + Khi các con cảm nhận được gió ngoài trời thì gọi là gió gì (gió tự nhiên) + Gió có tác dụng gì với chúng ta? => Qua ý kiến chia sẻ của các con các con đã nhận biết được là Gió làm khô quần áo, thông thoáng nhà cửa, làm cối xay gió, nhờ có gió mà kinh khí cầu
  3. bay lên được ,thuyền buồm nhờ có gió mà đi xa, lướt ván, diều có gió mà bay cao, làm mát cơ thể, điện gió. ( Sử dụng Slide trình chiếu). + Không biết khi có gió mạnh thì điều gì sẽ xảy ra? (bão, lốc xoáy , cây đổ ) ( Slide). + Theo các con chúng ta có thể tạo được ra gió không? Làm cách nào để tạo ra gió ( quạt điện, điều hòa, quạt nan, quạt giấy ) + Thiết bị Gió do con người tạo ra thì gọi là gió gì? (gió nhân tạo) + Khi sử dụng gió nhân tạo thì các con phải như thế nào (tiết kiệm điện) - Các con vừa khám phá về gió các nhóm ghi chép lại thông tin những vật có gió làm bay được, và vật không bay được (Trẻ có bảng ghi chép thông tin) 3. GIẢI THÍCH CHIA SẺ - Cô đặt câu hỏi kích thích, gợi ý trẻ chia sẻ những điều trẻ đã khám phá được. + Con hãy chia sẻ cho cô và các bạn về gió mà con vừa được khám phá? + Con có cảm nhận gì về Gió tự nhiên? + Nếu trời không có gió thì cây cối như thế nào? (cây cối đứng im) + Khi mà có gió to, mạnh thì điều gì sẽ xảy ra? (cây cối, nhà cửa bị đổ, bão, lũ lụt, thiệt hại về người, tài sản ) + Gió nhân tạo thì do ai tạo ra? (Con người) + Gió nhân tạo có tác dụng gì? (Làm mát cơ thể ) - Để biết xem gió có lợi ích gì, và gió tác hại như thế nào cô mời các con xem 1 đoạn vi deo về gió 4. ÁP DỤNG - Các nhóm vừa được khám phá về gió rồi. Các nhóm hãy thảo luận và lên ý tưởng xem nhóm mình sẽ thiết kế sản phẩm tạo ra gió hoặc hoạt động nhờ gió - Cô mời nhóm 1 cô đại diện các bạn trong nhóm xem nhóm con sẽ làm gì? - Các nhóm còn lại hỏi tương tự. + Làm quạt giấy + Làm chong chóng + Làm diều, hoặc thuyền - Cô động viên, hỗ trợ những trẻ còn chưa thực hiện được. - Các con đang làm gì? - Các con làm như thế nào? - Bước tiếp theo con làm gì? - Các con có gặp khó khăn gì không? (thử nghiệm)
  4. 5. ĐÁNH GIÁ - Tổ chức cho trẻ chia sẻ, thuyết trình về sản phẩm của mình. + Con hãy chia sẻ cho cô và các bạn về sản phẩm nhóm con làm? (Quạt giấy, chong chóng ) + Có nhóm nào đặt câu hỏi về sản phẩm của nhóm bạn không? + Con có góp ý gì cho sản phẩm của nhóm bạn? - Cô nhận xét chung - Hoạt động hôm nay con thấy có điều gì thú vị? - Con có thấy khó khăn gì trong khi sử dụng các nguyên liệu để khám phá? - Con muốn thay đổi điều gì nếu được thực hiện tiếp?
  5. - Nhóm 1, nhóm 2: Chọn nguyên liệu cốc nước, - Nhóm 2,3: Chọn túi ni lông, dải dây - Nhóm 3: Thanh gỗ, lá cây khô, (CÁC NHÓM CÓ PHẢI CÙNG CÁC NGUYÊN LIỆU GIỐNG NHAU KO CHỊ) + Khi có gió to nhiều lá cây rụng con nghe thấy tiếng gì? (xào xạc) - Cô cho trẻ nghe âm thanh tiếng lá cây rơi, lá cờ bay + Không biết khi gió thổi mạnh hơn thì tiếng gió thế nào nhỉ? - Cô cho trẻ nghe âm thanh tiếng gió thổi mạnh) Theo các con trời lặng gió thì cây cối như thế nào? (đứng im) - Trời gió nhẹ lá cây ngọn cỏ lay động - Gió mạnh cành lá nghiêng ngả