Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Làm chuông gió phát ra âm thanh (EDP) - Năm học 2022-2023 - Đào Thị Lệ Thủy
I. Mục tiêu giáo dục.
S- Khoa học: Trẻ biết tên gọi và biết được cấu tạo, âm thanh phát ra từ chuông gió. Biết làm chuông gió từ những nguyên vật liệu gần gũi.
T- Công nghệ: Sử dụng các nguyên vật liệu, dụng cụ… để tạo ra chuông gió phát ra âm thanh.
E- Kỹ thuật: Quy trình chọn nguyên liệu, cắt dán, gắn dính…tạo thành chuông gió.
A- Nghệ thuật: Sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo để trang trí chiếc chuông gió đẹp mắt.
M- Toán học: Đo độ dài.
II. Chuẩn bị.
- Máy tính, nhạc: Điều kỳ diệu quanh ta, nhạc nền nhẹ, bàn ghế cho trẻ, 3 mẫu chuông gió.
- Nắp chai, chìa khóa, vỏ lon nước ngọt, bia, ống hút, vỏ thạch, vỏ hộp sữa, dây....
- Băng dính, hồ dán, kéo...
- Chuông gió treo xung quanh lớp.
III. Cách tiến hành. Bước 1: Hỏi.
- Cô kể chuyện: Âm thanh kỳ diệu.
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? + Trong bóng tối bạn Bi đã nghe thấy tiếng gì? + Vì sao chuông gió có thể phát ra âm thanh được?
+ Các con thấy thế nào khi lớp mình treo các chuông gió ở cửa sổ, cửa ra vào lớp nhỉ?
- Cô giới thiệu chiếc chuông gió.
+ Các con biết đây là gì không?
+ Chiếc chuông gió gồm có những phần nào?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Làm chuông gió phát ra âm thanh (EDP) - Năm học 2022-2023 - Đào Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_steam_lop_la_chu_de_nuoc_hien_tuong_tu_nhien_de_tai.pdf
Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Làm chuông gió phát ra âm thanh (EDP) - Năm học 2022-2023 - Đào Thị Lệ Thủy
- GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG Tên hoạt động: Làm chuông gió phát ra âm thanh (EDP) Thuộc lĩnh vực: PTTM Chủ đề: Nước- HTTN Độ tuổi: 5-6 tuổi Giáo viên thực hiện: Đào Thị Lệ Thủy Ngày dạy: 27/04/2023 Đơn vị: Trường mầm non Việt Tiến I. Mục tiêu giáo dục. S- Khoa học: Trẻ biết tên gọi và biết được cấu tạo, âm thanh phát ra từ chuông gió. Biết làm chuông gió từ những nguyên vật liệu gần gũi. T- Công nghệ: Sử dụng các nguyên vật liệu, dụng cụ để tạo ra chuông gió phát ra âm thanh. E- Kỹ thuật: Quy trình chọn nguyên liệu, cắt dán, gắn dính tạo thành chuông gió. A- Nghệ thuật: Sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo để trang trí chiếc chuông gió đẹp mắt. M- Toán học: Đo độ dài. II. Chuẩn bị. - Máy tính, nhạc: Điều kỳ diệu quanh ta, nhạc nền nhẹ, bàn ghế cho trẻ, 3 mẫu chuông gió. - Nắp chai, chìa khóa, vỏ lon nước ngọt, bia, ống hút, vỏ thạch, vỏ hộp sữa, dây - Băng dính, hồ dán, kéo - Chuông gió treo xung quanh lớp. III. Cách tiến hành. Bước 1: Hỏi. - Cô kể chuyện: Âm thanh kỳ diệu. - Hỏi trẻ: + Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? + Trong bóng tối bạn Bi đã nghe thấy tiếng gì? + Vì sao chuông gió có thể phát ra âm thanh được? + Các con thấy thế nào khi lớp mình treo các chuông gió ở cửa sổ, cửa ra vào lớp nhỉ? - Cô giới thiệu chiếc chuông gió. + Các con biết đây là gì không? + Chiếc chuông gió gồm có những phần nào?
- + Làm thế nào để treo được chiếc chuông gió? Bước 2: Tưởng tượng. - Trẻ tưởng tượng, thảo luận và chia sẻ về những ý tưởng làm chuông gió (chia sẻ về nguyên liệu, cách làm). - Các con có ý tưởng làm chuông gió như thế nào? + Phần khung chuông và các dây chuông làm bằng nguyên vật liệu gì? + Để chiếc chuông gió thêm đẹp con trang trí những gì? - Trẻ thảo luận, thống nhất trong nhóm về: Hình dạng, màu sắc, đặc điểm của chiếc chuông gió. - Trẻ đã nói lên được ý tưởng và nguyên liệu để thiết kế chuông gió. Bước 3: Thiết kế. => Vừa rồi các con đã đưa ra được cách làm và đã lựa chọn được những nguyên liệu để làm chuông gió. Để làm được những chiếc chuông gió đầu tiên chúng mình cần phải làm gì? - Cô cho trẻ về nhóm để thảo luận cách vẽ bản thiết kế, cử bạn nhóm trưởng lên lấy đồ dùng. - Cho đại diện trẻ vẽ bản thiết kế. - Cô bao quát và gợi hỏi trẻ. + Các con đang thiết kế gì? + Các con có khó khăn gì khi thiết kế? + Con có cần sự giúp của cô và các bạn không? + Cho trẻ treo bản thiết kế lên giá tranh. Bước 4: Chế tạo. - Cô cho trẻ thực hiện làm chuông gió theo bản vẽ đã thiết kế và thống nhất. - Cô theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. + Nhóm các con phân công nhiệm vụ như thế nào? Ai là nhóm trưởng? Con đảm nhận nhiệm vụ gì? Nhóm trưởng làm gì? Phân công các bạn làm công việc nào? + Các con đang làm gì? + Làm như thế nào? + Nhóm các con làm chuông gió từ nguyên vật liệu gì? + Các con có cần sự trợ giúp nào không? + Các con nhờ sự trợ giúp từ đâu? + Các con thấy kết quả ra sao? + Khi làm xong các con sẽ trang trí thế nào? + Cô cùng một trẻ đi chụp ảnh quá trình các nhóm làm chuông gió) (Cắt, dán, gắn). - Các nhóm lên chia sẻ sản phẩm của nhóm mình. Nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm của bạn.
- Bước 5: Cải tiến. - Hôm nay các con học được gì? - Con sẽ làm gì với những chiếc chuông gió này? - Cho trẻ đếm xem số chuông gió trẻ làm được trong nhóm. - Con có muốn thay đổi gì trong thiết kế hoặc sản phẩm của mình không? - Nếu được chỉnh sửa các con sẽ chỉnh sửa gì? - Cho trẻ trình bày ý tưởng nếu trẻ muốn thiết kế lại. Việt Tiến, ngày 22 tháng 04 năm 2023 Người duyệt Người soạn Tiêu Thị Thu Hậu Đào Thị Lệ Thủy