Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sự kì diệu của không khí

I. Mục đích -Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được không khí có ở khắp mọi nơi, không khí cần thiết cho cuộc sống, biết một số ứng dụng của không khí trong cuộc sống và biết một số cách bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Trẻ biết một số đặc tính của không khí: Không màu, không mùi, không hình dạng, có thể giãn nở…
- Trẻ phát hiện ra sự thay đổi của không khí có có vật khác tác động.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện được các thí nghiệm đơn giản.
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ phối hợp, thảo luận, biết làm việc với bạn trong nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng với hoạt động
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- 2 bình thủy tinh, 2 quả trứng luộc, nến, que châm lửa, bật lửa, nước hoa, dung dịch nước màu xanh.
- Bảng (3 cái), hình ảnh, lô tô động bảo vệ, không bảo vệ môi trường
- Túi nilon bóng kính, túi zip, hạt xốp, ống hút.
docx 5 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 4821
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sự kì diệu của không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_su.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sự kì diệu của không khí

  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Sự kì diệu của không khí Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi Số lượng : 20 trẻ Thời gian: 30- 35 phút Giáo viên thực hiện: I. Mục đích -Yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết được không khí có ở khắp mọi nơi, không khí cần thiết cho cuộc sống, biết một số ứng dụng của không khí trong cuộc sống và biết một số cách bảo vệ bầu không khí trong lành. - Trẻ biết một số đặc tính của không khí: Không màu, không mùi, không hình dạng, có thể giãn nở - Trẻ phát hiện ra sự thay đổi của không khí có có vật khác tác động. 2. Kỹ năng: - Trẻ thực hiện được các thí nghiệm đơn giản. - Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ phối hợp, thảo luận, biết làm việc với bạn trong nhóm. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng với hoạt động - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - 2 bình thủy tinh, 2 quả trứng luộc, nến, que châm lửa, bật lửa, nước hoa, dung dịch nước màu xanh. - Bảng (3 cái), hình ảnh, lô tô động bảo vệ, không bảo vệ môi trường - Túi nilon bóng kính, túi zip, hạt xốp, ống hút. - Cốc thủy tinh (2 cái) - Cốc giấy (khoét lỗ tròn ở đáy) - Nhạc: “Điều kì diệu quanh ta”.
  2. - Clip về khói bụi, lốc xoáy.ô nhiễm môi trường. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Hát: ”Điều kỳ diệu quanh ta”. - Trẻ hát Các con ạ, thế giới quanh ta có bao điều kỳ lạ mà các con chưa biết đấy và hôm nay cô và các con hãy cùng khám phá về sự kỳ diệu của không khí nhé! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. HĐ1: Một số hiểu biết về không khí - Con biết gì về không khí? Theo các con, không khí có - Trẻ trả lời ở đâu? - Các con có bắt được không khí không? -> Chúng ta không thể dùng tay để cầm nắm được không khí. - Cho trẻ lấy túi nilon bắt không khí vào trong túi. - Trẻ dùng túi chụp - Các con thấy gì trong túi? không khí, xoắn túi - Không khí trong túi có màu gì? lại. - Con thấy túi của con như thế nào so với của bạn? Gợi ý trẻ để rút ra kết luận không khí không có hình dạng. - Trẻ trả lời - Cho trẻ thả không khí ra! - Trẻ ngửi và đoán. - Con ngửi thấy mùi không khí trong túi của mình như thế nào? Các con có kết luận gì về không khí? Vậy là không khí không có hình dạng và không có màu - Trẻ trả lời và mùi gì. - Trẻ trả lời - (Cô xịt nước hoa trong lớp) các con ngửi xem là mùi gì? - Không khí có mùi gì? Nhờ không khí giúp các mùi lan tỏa trong không gian nên chúng ta ngửi thấy nhiều mùi khác nhau. - Thổi bong bóng. (Cô gợi ý để trẻ nói được không khí chuyển động).
  3. -Cô cho trẻ trải nghiệm trò chơi thổi hạt xốp để thấy rõ không khí chuyển động. - Trẻ trải nghiệm - Đọc vè. thổi hạt xốp trong túi “Ve vẻ vè ve zip qua ống hút. Nghe vè không khí Nó thật đáng quý Ở khắp mọi nơi Chỗ bạn chỗ tôi Không mùi không dạng”. * Thí nghiệm sự giãn nở của không khí: - Trẻ quan sát thí TN1: Cô thực hiện thí nghiệm sự giãn nở của không khí: nghiệm Đưa ra quả trứng gà, chai thủy tinh, cho trẻ đoán cô sẽ làm gì với chúng? Tiến hành thí nghiệm: Đặt quả trứng luộc lên miệng bình thủy tinh đang đốt lửa, lửa tắt, quả trứng rơi vào trong bình. - Vì sao quả trứng vào được trong bình? -> Cô chốt: bình thủy tinh có nến cháy nhiệt độ trong bình tăng lên khiến cho không khí giãn ra, khi nến tắt, nhiệt độ giảm xuống (nguội lại) làm cho không khí co lại và hút quả trứng xuống dưới . TN2: Cô tiến hành thí nghiệm: đổ dung dịch màu xanh ra đĩa, đốt nến, úp bình thủy tinh lên cây nến, nước dung dịch dâng lên trong bình. -Điều gì đã xảy ra? Các con có biết vì sao nước lại dâng lên không? Khi đốt nến trong bình, không khí trong bình nở ra, cây nến tắt đi, không khí nguội lại, co lại, hút nước vào trong. -> Qua hai thí nghiệm vừa rồi các con có kết luận gì? -> Không khí giãn nở. b. HĐ2: Trẻ tiến hành thí nghiệm Cho trẻ về nhóm làm thí nghiệm và thảo luận không khí cần cho sự sống.
  4. Nhóm1: Quan sát thí nghiệm tiến hành từ đầu tuần: 1 chậu cây bị bịt kín, không có không khí. 1 chậu cây không bị bịt kín. Nhóm 2: Yêu cầu trẻ mím chặt môi, bịt mũi của mình. Các con có cảm giác như thế nào khi bị bịt mũi? Nếu không có không khí thì sẽ như thế nào? Cô chốt: chúng ta không thể nhịn thở quá 5 phút. Con người, các loài động vật, thực vật đều cần không khí để duy trì sự sống. Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm: Trẻ bơm bóng, cầm quả bóng nước và quả bóng hơi để cảm nhận, so sánh, thả 2 - Các nhóm lên trình quả bóng vào chậu nước. bày về thí nghiệm (Cho trẻ thảo luận và nhận xét thí nghiệm của nhóm của nhóm mình. mình) + Vì sao quả bóng này nổi? Còn quả bóng này lại chìm? Cô cho trẻ rút ra kết luận sau thí. nghiệm Cô chốt: quả bóng có nước thì chìm, quả bóng có không khí thì nổi. Vậy là không khí rất nhẹ. - Trẻ trả lời - Cô tiến hành thí nghiệm không khí duy trì sự cháy: cô giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: 3 cây nến và 2 cốc thủy tinh (1 cốc cao, 1 cốc thấp), cô thắp nến, cho trẻ đồng - Trẻ trả lời. thời úp cốc vào nến đang cháy. - Vì sao cốc nến đó bị tắt? Cây nến nào tắt trước? Cây nến còn lại vì sao lại không tắt? -> Vậy là không khí sẽ duy trì sự cháy. - Làm ảo thuật với cốc và giấy màu * Một số ứng dụng của không khí trong cuộc sống. Các con ạ, không khí có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bạn nào có thể cho cô biết không khí có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?( bơm áo phao, bơm bóng, bể bơi, bánh xe ) * Giáo dục: Bảo vệ bầu không khí trong lành
  5. - Không khí rất quan trọng với cuộc sống của con người. Bầu không khí trong lành sẽ giúp chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh hơn. - Quan sát cô làm thí Theo các con để giữ được bầu không khí trong lành thì nghiệm. phải làm như thế nào? Trẻ xem đoạn video về tình trạng không khí hiện nay. Các con sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? Mở rộng: Cô cho trẻ quan sát thí nghiệm sự di chuyển của không khí. Không khí trong quả bóng tuy nhỏ nhưng làm di chuyển được chiếc đĩa CD. Khối không khí càng lớn, sức mạnh càng tăng. Trong thiên nhiên có những khối không khí lớn có thể thổi bay nhà cửa, xe cộ, gọi là lốc xoáy, bão. -> Cho trẻ xem video lốc xoáy. c. LT: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” Cô giới thiệu tên trò chơi “Ai nhanh nhất”. Hướng dẫn trẻ chơi: + Cách chơi: Trẻ về nhóm, trẻ tìm và gắn hình ảnh bảo vệ bầu không khí trong lành và bầu không khí bị ô nhiễm. LC: Mỗi trẻ lên 1 lượt chỉ được gắn 1 hình ảnh, gắn xong trẻ chạy về đập tay bạn kế tiếp mới được lên tiếp theo. Thời gian chơi trong 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh, - Tham gia trò chơi. được nhiều và đúng là đội chiến thắng. - Tiến hành cho trẻ chơi, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. - Cô cùng cả lớp kiểm tra. 3. Kết thúc: - Nhận xét chuyển hoạt động.