Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sỏi và cát

I. Mục đích -Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của sỏi, cát: Có nhiều màu sắc (trắng, xám, vàng,..), hình dáng khác nhau; Sỏi rắn, nặng, chìm trong nước, cát nhẹ bay trong không khí.
- Trẻ biết sỏi, cát có trong tự nhiên.
- Trẻ biết tác dụng và lợi ích của cát, sỏi: Làm VLXD (xây nhà, làm đường đi, vẽ tranh cát, dùng để trang trí, làm tranh nghệ thuật, chơi trò chơi, làm dụng cụ âm nhạc;
- Biết sỏi có tác dụng, có ích lợi đối với sức khỏe con người.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện được các thí nghiệm đơn giản.
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ phối hợp, thảo luận, biết làm việc với bạn trong nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng với hoạt động.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 224410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sỏi và cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_so.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Sỏi và cát

  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Sỏi và cát Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ 5-6 tuổi Số lượng : 15- 20 trẻ Thời gian: 30- 35 phút Giáo viên thực hiện: I. Mục đích -Yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của sỏi, cát: Có nhiều màu sắc (trắng, xám, vàng, ), hình dáng khác nhau; Sỏi rắn, nặng, chìm trong nước, cát nhẹ bay trong không khí. - Trẻ biết sỏi, cát có trong tự nhiên. - Trẻ biết tác dụng và lợi ích của cát, sỏi: Làm VLXD (xây nhà, làm đường đi, vẽ tranh cát, dùng để trang trí, làm tranh nghệ thuật, chơi trò chơi, làm dụng cụ âm nhạc; - Biết sỏi có tác dụng, có ích lợi đối với sức khỏe con người. 2. Kỹ năng: - Trẻ thực hiện được các thí nghiệm đơn giản. - Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ phối hợp, thảo luận, biết làm việc với bạn trong nhóm. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng với hoạt động. II. Chuẩn bị: - Các hộp cát, sỏi các loại - Bảng ghi kết quả - Khay đồ dùng: cát, sỏi, cốc có nắp, ống hút, chai nước, ĐD lọc sàng, thìa . - Bình lọc nước Mini, NVL làm bình lọc nước. - Video ứng dụng cát, sỏi trong cuộc sống - Hộp cát. Sỏi, màu nước, bút lông - Nhạc Rap chơi trò chơi.
  2. III. Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: Chơi trò chơi vận động theo nhạc. - Trẻ chơi 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Một số hiểu biết về Cát và Sỏi Hôm nay cô có một điều bí mật dành cho các con. Cùng xem đó là gì nhé! Cô xuất hiện bộ sưu tập hộp Cát Và Sỏi. Và hôm nay cô và các con cùng nhau khám phá về cát và sỏi nhé. Các con có muốn lên đây trải nghiệm với bộ sưu tập của - Trẻ trả lời. cô không? Và các con hãy đi trên đoạn đường cát và sỏi để cảm nhận và xem bộ sưu tập nhé! - Con nhìn thấy những gì trên bộ sưu tập của cô? - Hình dạng của của sỏi, cát như thế nào? - Con thấy sỏi, cát ở đâu? - Chúng dùng để làm gì? - Tay con được sờ, chân được đi trên con đường cát và sỏi rồi. Con có cảm nhận như thế nào? Cô chốt: cát sờ vào mềm, mịn, đi trên cát thì êm, sỏi thì cứng, đi trên sỏi còn đau chân nhưng sỏi có tác dụng mát xa chân rất tốt cho sức khỏe,vì dưới lòng bàn chân có các huyệt đạo khi đi trên sỏi sẽ kích thích huyệt đạo giúp lưu thông máu. * Khám phá cát và sỏi: Cho trẻ về các nhóm thảo luận khám phá về cát sỏi. - TN1: Cho sỏi và cát vào cốc và thổi Trẻ quan sát thí +Trong khay đồ dùng có những gì? nghiệm + Cắm ống hút vào cốc cát và sỏi. Dùng hơi thổi thì điều gì xảy ra? - Trẻ trả lời + Vì sao cát bay? Sỏi thì nằm im?
  3. Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của trẻ Cô chốt: khi thổi một luồng gió vào cốc vì cát nhẹ nên bay được còn sỏi nặng nên không di chuyển được. -Vậy khi các con đi qua các công trường xây dựng con - Đeo khẩu trang, phải làm gì? đeo kính . Cô ghi kết quả lên bảng chơi. - TN2: Đổ cát và sỏi vào lưới lọc sàng + Nếu đổ cát và sỏi vào dụng cụ lọc sàng, con thấy điều gì? ( Trẻ làm thí nghiệm) - Trẻ làm thí + Kết quả của con như thế nào? nghiệm + Vì sao cát lọt xuống sàng? Sỏi thì không lọt xuống sàng? Cô chốt: vì cát nhỏ liti nên lọt xuống sàng, còn sỏi to nên không lọt xuống được. + Cô mời 1 bạn lên vẽ kết quả minh họa vào bảng. - TN3: Thả sỏi và cát vào nước + Khi thả cát và sỏi vào cốc nước con thấy gì? + Vì sao cát và sỏi chìm? + Vì sao khi thả cát và sỏi vào cốc có nước thì lượng - Trẻ trả lời nước lại cao hơn mức nước ban đầu? Cô chốt: vì cát và sỏi đều là chất rắn nên khi thả vào - Trẻ làm thí nước sẽ chìm, và sẽ làm mức nước dâng cao hơn lúc đầu. nghiệm -> Cho trẻ vẽ kết quả minh họa vào bảng. - TN4: Đổ cát và sỏi vào nước và khuấy đều. + Điều gì sẽ xảy ra khi đổ cát và sỏi vào nước và khuấy đều? + Vì sao cát và sỏi không tan trong nước? Cô chốt: vì cát và sỏi đều là chất rắn nên không tan được trong nước. ->Trẻ vẽ minh họa kết quả vào bảng. * Ứng dụng của cát và sỏi trong cuộc sống - Cát và sỏi có ứng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?
  4. Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của trẻ - Cát và sỏi dùng để làm gì? - Trẻ trả lời ( làm Cho trẻ xem video ứng dụng của cát và sỏi tranh cát, tranh - Ngoài ứng dụng đó ra cô còn có một ứng dụng vô cùng ghép sỏi, sỏi để quan trọng trong cuộc sống hàng ngày con người. Các matxa chân, cát là con cùng xem đó là gì nhé! NVL chính để tạo ( Cô xuất hiện máy lọc nước mini ) ra thủy tinh ) Các con có muốn trải nghiệm với thí nghiệm này không? Mời các con hãy về nhóm và cùng nhau chế tạo ra những bình lọc nước. - Trong khay có những gì? Các nhóm khác có đồ dùng giống bạn không? - Con sắp xếp các NVL như thế nào để tạo ra chiếc bình lọc nước? - Vì sao phải để miếng bông ở dưới nắp chai? Cô tiến hành cho trẻ thực hiện. Sau đó hỏi các nhóm về cách trình bày. - Để cát, sỏi không Cát và sỏi có rất nhiều ứng dụng khác nữa. bị lọt xuống chai - Cát và sỏi còn có thể chơi những trò chơi gì? - Trẻ tiến hành thí - Khi chơi với cát, sỏi không nên làm gì? nghiệm Sau bài học ngày hôm nay các con rút ra được những kết luận gì? * Luyện tập - Chia trẻ về các nhóm: - Trẻ trả lời + Trang trí những viên sỏi + Xếp sỏi + Vẽ trên cát 3. Kết thúc: - Nhận xét giờ học, chuyển hoạt động