Giáo án Steam Lớp Lá - Dự án: Sự kì diệu của đất sét - Năm học 2020-2021

1. Các lĩnh vực hướng tới

* Khoa học (S)

- Tìm hiểu, khám phá về tính chất của đất sét: khô, cứng, ướt, mềm, giữ nước, có tính gắn kết, dễ tạo hình,…

* Công nghệ (T)

- Sử dụng bàn xoay, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh,…

* Chế tạo (E)

- Quy trình tạo cái bát từ đất sét.

* Nghệ thuật (A)

- Thiết kế các kiểu bát, gắn hoa nổi, vẽ họa tiết trang trí bát. 

* Toán học (M)

- Chia đất thành các phần tương ứng với số thành viên trong nhóm, gộp đất thành 1 khối.

- Ngôn ngữ và chữ viết: Lên bảng tổng hợp kết quả, lên bản thiết kế.

- Phát triển khả năng cảm xúc và xã hội:

+ Trẻ thích thú khi được tự mình thiết kế và tạo ra cái bát từ đất sét

+ Trẻ mạnh dạn tự tin.

2. Các kỹ năng và nội dung chính

2.1. Các kỹ năng trong thế kỷ 21

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Kỹ năng tư duy suy đoán, tư duy sáng tạo.

2.2  Nội dung kiến thức, kỹ năng

* Kiến thức

- Trẻ biết tính chất của đất sét: Đất sét khô thì cứng, dễ vỡ vụn, đất sét ướt thì mềm và dẻo, giữ nước và có sự kết dính nên đất sét có thể biến thành nhiều hình khác nhau.

- Trẻ biết quy trình tạo cái bát từ đất sét.

* Kỹ năng

- Trẻ phối hợp các kỹ năng chia đất, xoay tròn, ấn lõm, vuốt đất … để tạo ra cái bát.

- Trẻ phối hợp các nét cơ bản vẽ các kiểu bát với những họa tiết mình muốn trang trí trên đó.

- Quan sát, lắng nghe, thu thập, tìm kiếm thông tin.

- Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: Thỏa thuận, hợp tác, phân công, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.

3Nguyên vật liệu

- Khay, giỏ đựng đất sét.

- Rây lọc inox, cốc thủy tinh, bình nước, giấy A4, bút dạ.

- Đất sét khô và ướt (Khối đất kích thước khác nhau).

- Cát, đất trồng cây, khay nhựa, giá trưng bày sản phẩm, bảng đen, bát đựng nước, bàn xoay.

docx 7 trang Thanh Tú 16/02/2023 35626
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Dự án: Sự kì diệu của đất sét - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_du_an_su_ki_dieu_cua_dat_set_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Dự án: Sự kì diệu của đất sét - Năm học 2020-2021

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM DỰ ÁN: SỰ KÌ DIỆU CỦA ĐẤT SÉT Chu trình khám phá, thiết kế kỹ thuật E2: Khám phá sự kì diệu của đất sét Thời gian: 30 – 35 phút Lớp: Mẫu giáo lớn số 3 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi E4: Làm bát từ đất sét Thời gian: 40 – 45 phút Lớp: Mẫu giáo lớn số 6 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi Năm học 2020 – 2021
  2. 1 1. Các lĩnh vực hướng tới * Khoa học (S) - Tìm hiểu, khám phá về tính chất của đất sét: khô, cứng, ướt, mềm, giữ nước, có tính gắn kết, dễ tạo hình, * Công nghệ (T) - Sử dụng bàn xoay, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, * Chế tạo (E) - Quy trình tạo cái bát từ đất sét. * Nghệ thuật (A) - Thiết kế các kiểu bát, gắn hoa nổi, vẽ họa tiết trang trí bát. * Toán học (M) - Chia đất thành các phần tương ứng với số thành viên trong nhóm, gộp đất thành 1 khối. - Ngôn ngữ và chữ viết: Lên bảng tổng hợp kết quả, lên bản thiết kế. - Phát triển khả năng cảm xúc và xã hội: + Trẻ thích thú khi được tự mình thiết kế và tạo ra cái bát từ đất sét + Trẻ mạnh dạn tự tin. 2. Các kỹ năng và nội dung chính 2.1. Các kỹ năng trong thế kỷ 21 - Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. - Kỹ năng tư duy suy đoán, tư duy sáng tạo. 2.2 Nội dung kiến thức, kỹ năng * Kiến thức - Trẻ biết tính chất của đất sét: Đất sét khô thì cứng, dễ vỡ vụn, đất sét ướt thì mềm và dẻo, giữ nước và có sự kết dính nên đất sét có thể biến thành nhiều hình khác nhau. - Trẻ biết quy trình tạo cái bát từ đất sét. * Kỹ năng - Trẻ phối hợp các kỹ năng chia đất, xoay tròn, ấn lõm, vuốt đất để tạo ra cái bát. - Trẻ phối hợp các nét cơ bản vẽ các kiểu bát với những họa tiết mình muốn trang trí trên đó. - Quan sát, lắng nghe, thu thập, tìm kiếm thông tin.
  3. 2 - Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: Thỏa thuận, hợp tác, phân công, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung. 3. Nguyên vật liệu - Khay, giỏ đựng đất sét. - Rây lọc inox, cốc thủy tinh, bình nước, giấy A4, bút dạ. - Đất sét khô và ướt (Khối đất kích thước khác nhau). - Cát, đất trồng cây, khay nhựa, giá trưng bày sản phẩm, bảng đen, bát đựng nước, bàn xoay. 4. Câu hỏi quan trọng - Đất sét có đặc điểm gì? - Làm thế nào để đất sét khô thành đất sét ướt và ngược lại? - Tại sao đất sét có thể tạo được hình? - Đất sét có thể tạo ra các đồ vật gì? 5. Bài học 5E Hoạt động của Nội dung Hoạt động của cô trẻ * E1: - Cô đưa ra chiếc hộp bí mật, cho trẻ đoán - Trẻ đoán và đặt Thu hút trong hộp có gì? câu hỏi truy vấn. - Có ai tò mò về khối đất này không? - Đây là gì? Nó dùng để làm gì? (Cô gợi ý để thu hút sự chú ý, tò mò ở trẻ để trẻ đưa ra các câu hỏi truy vấn về khối đất trong chiếc hộp bí mật). * E2: - Để giải đáp tất cả các thắc mắc của các con, Khám cô cháu mình sẽ cùng nhau về nhóm và khám phá phá về sự kì diệu của đất sét. - Trẻ nghe và - Cô giới thiệu và giao nhiệm vụ cho các nhận nhiệm vụ. nhóm khám phá về tính chất của đất sét. - Trẻ lấy đồ dùng + Nhóm 1: Khám phá về đất sét khô và ướt. về nhóm và trải Trẻ sờ, cầm, quan sát về đất sét để phát hiện: nghiệm. +) Đất sét khô thì thế nào? (Cứng, dễ vỡ vụn, ) +) Đất sét ướt thì thế nào? (Mềm, dẻo, không bị vỡ vụn, )
  4. 3 Hoạt động của Nội dung Hoạt động của cô trẻ + Nhóm 2: Đổ nước vào 3 lưới lọc có để các loại đất khác nhau: cát, đất trồng cây, đất sét. Quan sát sự thấm nước của các loại đất. - Trẻ thực hiện. + Nhóm 3: Trẻ trải nghiệm với cát, đất trồng, đất sét sau khi đã thấm nước. Cát, đất trồng thì không kết dính, bị vỡ vụn khi ấn tay còn đất sét dẻo, có sự kết dính, nếu bị chia nhỏ có thể gộp lại thành khối, rất dễ tạo hình. -> Cô cho trẻ ghi lại kết quả của nhóm, cùng nhau rút ra kết luận. * E3: - Trẻ giải thích, chia sẻ với các bạn về kết - Trẻ thực hiện. Giải thích quả của nhóm mình. - Trẻ quay clip hoạt động của nhóm mình, - Trẻ thực hiện. các nhóm khác xem clip. - Cô cho các nhóm còn lại đặt câu hỏi phản biện. => Cô kết luận: Đất sét là 1 loại đất có trong tự nhiên. Khi khô thì cứng, dễ vỡ vụn, còn khi ướt thì mềm, dẻo, giữ nước và kết dính, - Trẻ trải nghiệm. có thể chia nhỏ và gộp lại thành khối, rất dễ tạo hình nên thường được dùng để làm ra các đồ vật như bát, đĩa, lọ hoa, - Trẻ trải nghiệm: cô chia cho các nhóm 1 khối đất sét, trẻ tự chia nhau các khối đất và tạo hình theo ý thích với khối đất đó.
  5. 4 Hoạt động của Nội dung Hoạt động của cô trẻ * E4: Hoạt động “Làm cái bát từ đất sét”: Mở rộng * Xem lại và trò chuyện quá trình bắt đầu dự án: - Hôm trước các con đã được làm gì với đất sét? (Xem hình ảnh và trò chuyện về các hoạt động của trẻ trong buổi học trước): + Hình ảnh trẻ khám phá về đất sét khô và ướt. + Hình ảnh trẻ quan sát sự thấm nước của các loại đất. + Hình ảnh trẻ trải nghiệm với cát, đất trồng, đất sét sau khi đã thấm nước. Cát, đất trồng thì không kết dính, bị vỡ vụn khi ấn tay còn đất sét dẻo, có sự kết dính, nếu bị chia nhỏ có thể gộp lại được nên rất dễ tạo hình. - Qua buổi học trước, các con đã biết gì về - Trẻ trả lời. đất sét? => Đất sét mềm và dẻo, có thể tạo hình. * Hỏi: - Trẻ trả lời. - Theo các con đất sét có thể biến thành những đồ vật gì? - Hôm nay, chúng ta sẽ thử biến đất sét thành cái bát! * Tưởng tượng: - Trước tiên, các con hãy nhắm mắt lại và - Trẻ tưởng tượng. tưởng tượng xem cái bát của mình hình dáng như thế nào? (Gợi ý trẻ: Bát to hay bát nhỏ? Bát dùng để làm gì? Miệng bát vuông hay tròn? Trên thân bát sẽ trang trí như thế nào?) - Cô rất tò mò về chiếc bát trong tưởng tượng của các con, các con hãy về nhóm và thể hiện - Trẻ thực hiện.
  6. 5 Hoạt động của Nội dung Hoạt động của cô trẻ ý tưởng thiết kế cái bát trên giấy. * Kế hoạch: - Trước khi biến ý tưởng cái bát từ trên giấy thành cái bát thật, mỗi nhóm phải thực hiện 2 - Trẻ nhận nhiệm nhiệm vụ: vụ và thực hiện. + Nhiệm vụ 1: Thảo luận để chọn khối đất và đồ dùng phù hợp với bản thiết kế. + Nhiệm vụ 2: Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. (Mỗi thành viên đảm nhiệm 1 công đoạn: Xoay tròn, ấn lõm, vuốt đất, trang trí). - Các nhóm đã bàn bạc xong, mời các nhóm đi lấy đất và đồ dùng cho nhóm mình. - Trẻ trả lời. - Để tạo ra cái bát, các con sẽ làm gì với khối đất này? - Làm thế nào để đất sét mềm? Nếu chỉ có 1 - Trẻ trả lời. bạn bóp đất cho mềm thì sẽ như thế nào? Vậy chúng ta phải làm gì? - Nhóm trưởng chia đất ra các phần tương ứng với số thành viên trong nhóm => Sau khi - Trẻ thực hiện. làm mềm đất => Gộp đất lại thành 1 khối. - Trẻ thực hiện làm cái bát từ đất sét - Giáo viên quan sát và định hướng cho trẻ. * E5: - Giới thiệu về sản phẩm của nhóm: Tên gọi, - Các nhóm trình Đánh giá hình dáng, cách làm ra cái bát. bày sản phẩm. -> Giáo viên gợi ý để trẻ đưa ra câu hỏi truy vấn về sản phẩm của các nhóm. - Thảo luận với trẻ: + Cái bát của các con có giống với bản vẽ thiết kế không? - Trẻ trả lời. + Các con có muốn thay đổi hình dáng của cái bát không? - Trẻ trả lời.
  7. 6 Hoạt động của Nội dung Hoạt động của cô trẻ + Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? - Trẻ trả lời. - Cái bát này đã sử dụng được chưa? Làm thế nào để sử dụng được? - Để sử dụng được cái bát này, chúng ta phải - Trẻ trả lời. nung, sấy hoặc phơi khô. - Sau khi bát khô, các con có muốn bổ sung thêm cho bản thiết kế của nhóm mình không? - Cô cùng trẻ mang sản phẩm đi phơi. 6. Kiến thức giáo viên cần biết - Đất sét là một loại đất có trong tự nhiên, đất sét khô thì cứng, dễ vỡ vụn, đất sét ướt thì mềm, dẻo, không vỡ vụn, rất dễ tạo hình. - Đất sét có tính giữ nước. - Đất sét có tính kết dính nên có thể chia nhỏ và gộp lại thành khối. - Quy trình tạo cái bát từ đất sét, tên gọi của các thao tác trong quy trình tạo cái bát từ đất sét.