Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Đánh bay vi khuẩn

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tác hại của Vi khuẩn
- Trẻ biết được tác dụng của nước rửa tay.
2. Kỹ năng
- Vận động thô: Trẻ bưng, bê cẩn thận không làm đổ.
- Vận động tinh: Trẻ vặn nắp, rót nước, rắc hạt tiêu, chạm tay vào mặt nước…
- Kỹ năng sống: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ vui vẻ tham gia tiết học.
- Trẻ hào hứng đặt các câu hỏi “Tại sao?”, “Làm thế nào?”.
- Trẻ có ý thức trong việc giữ gìn tay chân sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
Thiết bị dạy học: Máy tính, rối tay
2. Đồ dùng của trẻ: 1 khay đựng:
+ 1 hộp hạt tiêu.
+ 1 hộp đựng nước rửa tay, 1 hộp đựng nước rửa bát, 1 hộp đựng sữa tắm
+ 1 chai nước lọc.
+ 2 đĩa trắng.
+ Cốc đựng nước bấn. Khăn lau tay.
docx 5 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1621
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Đánh bay vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_de_tai_danh_bay_vi_khuan.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Đánh bay vi khuẩn

  1. HOẠT ĐỘNG STEAM: ĐÁNH BAY VI KHUẨN I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết được tác hại của Vi khuẩn - Trẻ biết được tác dụng của nước rửa tay. 2. Kỹ năng - Vận động thô: Trẻ bưng, bê cẩn thận không làm đổ. - Vận động tinh: Trẻ vặn nắp, rót nước, rắc hạt tiêu, chạm tay vào mặt nước - Kỹ năng sống: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Trẻ chú ý lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô. - Trẻ vui vẻ tham gia tiết học. - Trẻ hào hứng đặt các câu hỏi “Tại sao?”, “Làm thế nào?”. - Trẻ có ý thức trong việc giữ gìn tay chân sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Thiết bị dạy học: Máy tính, rối tay 2. Đồ dùng của trẻ: 1 khay đựng: + 1 hộp hạt tiêu. + 1 hộp đựng nước rửa tay, 1 hộp đựng nước rửa bát, 1 hộp đựng sữa tắm + 1 chai nước lọc. + 2 đĩa trắng. + Cốc đựng nước bấn. Khăn lau tay. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Cô Liên xin chào tất cả các con. - Hôm nay cô Liên có 1 câu chuyện vô cùng thú vị muốn kể cho các con nghe đấy. Các con hãy thật trật tự lắng nghe câu chuyện của cô nhé! (Cô kể chuyện) - Trẻ nghe
  2. + Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện về bạn gì? - Trẻ trả lời + Bạn Thỏ Nâu đã làm gì ở ngoài sân? + Sau đó đã có chuyện gì xảy ra với bạn Thỏ Nâu? + Theo các con, vì sao bạn Thỏ Nâu lại bị đau bụng? - Vậy để giúp bạn Thỏ Nâu hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn thì hôm nay cô và các con sẽ cùng làm 1 thí nghiệm mang tên “Đánh bay vi khuẩn”. Thí nghiệm này không chỉ giúp bạn Thỏ Nâu mà còn giúp các con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn đấy. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Khám phá: Tìm hiểu về vi khuẩn và tác hại của vi khuẩn - Trước khi đến với thí nghiệm, bạn nào cho cô biết: + Các con biết gì về vi khuẩn? (Con vi khuẩn trông nó như thế nào? Nó to hay nhỏ?) (Cho trẻ xem hình ảnh về những con vi khuẩn đã được các nhà khoa học phóng to) ->Vi khuẩn nhỏ li ti mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thất được. + Các con nghĩ xem, nếu con vi khuẩn xâm nhập và sống trong cơ thể của chúng ta thì nó sẽ gây ra những bệnh gì? (đau mắt, sốt, nôn trớ, tiêu chảy, sau răng ) -> Một số bệnh do vi khuẩn gây ra như: tiêu chảy, đau mắt, sốt, sâu răng * Khám phá vật liệu dụng cụ: Để làm được thí nghiệm “Đánh bay vi khuẩn”, cô cần chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ sau: + Cô có cái gì đây? Các con cùng đếm xem có bao nhiêu chiếc đĩa nào? (2 chiếc đĩa). Chiếc đĩa này có dạng hình gì? + Đây là lọ gì các con có biết không? (Hạt tiêu) Ở nhà mẹ các con thường dùng hạt tiêu để làm gì? Hôm nay hạt tiêu này sẽ đóng vai là những con vi khuẩn nhé.
  3. + Giáo dục: Nếu đưa hạt tiêu đến gần miệng và gần mũi thì các con sẽ bị làm sao? (hắt xì) Vì vậy các con cầm hạt tiêu xa ra 1 chút nhé. + Cô có 1 chai nước, nước này chưa được đun sôi nên các con không uống được đâu nhé. + Lọ nước rửa tay. + Cốc đựng nước bẩn và khăn lau tay. * Làm thí nghiệm: Đánh bay vi khuẩn - Bây giờ các con thật tập trung để xem cô làm thí nghiệm như thế nào nhé. + Bước 1: Cô lấy chai nước, mở nắp và rót nước vào đĩa sao cho gần đầy đĩa nước. Sau đó cô đóng nắp chai luôn cho nước không bị đổ. + Bước 2: Rắc đều hạt tiêu lên trên mặt nước. + Bước 3: Cô dùng ngón tay không có gì chấm vào giữa đĩa. Nhưng cô sẽ không chấm đâu. Cô muốn chúng mình đoán xem khi cô chấm ngón tay không có gì vào giữa đĩa thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Lát các con sẽ làm và cho cô biết chuyện gì xảy ra nhé. Sau khi chấm xong các con sẽ phải lau sạch tay vào khăn khô. + Bước 4: Cô mở lắp hộp đựng nước rửa tay, cô dùng ngón tay chấm vào nước rửa tay rồi chô chấm vào giữa đĩa. Nhưng cô sẽ không chấm đâu. Các con thử đoán xem khi cô chấm ngón tay có nước xà phòng vào giữa đĩa thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? - Sau khi các con làm xong thí nghiệm này các con hãy nói cho cô nghe kết quả nhé. * Trẻ làm thí nghiệm - Cô mời đại diện các nhóm đi lấy đồ dùng. - Trước khi làm cô muốn các con nhắc lại quy trình làm thí nghiệm “Đánh bay vi khuẩn” như thế nào? (Bước 1,2,3,4) - Trẻ thực hiện làm thí nghiệm
  4. * Giải thích: - Khi các con làm bước 3 là chấm tay không có gì vào giữa đĩa thì hiện tượng gì xảy ra? (hỏi 3-4 trẻ) -> Khi chấm tay không có gì vào giữa đĩa thì những con vi khuẩn (hạt tiêu) vẫn bám vào tay các con. - Khi ngón tay đã có nước rửa tay mà các con chấm vào giữa đĩa thì có hiện tượng gì xảy ra? - Tại sao khi tay có dính nước rửa tay lại làm con vi khuẩn chạy ra xa? -> Khi chấm ngón tay có dính nước rửa tay vào giữa đĩa thì những con vi khuẩn (hạt tiêu) đã bị đánh bay ra xa khỏi ngón tay các con là nhờ vào khả năng tẩy rửa của nước rửa tay đó các con ạ. + Nước có sức mạnh giúp nâng đỡ và giúp cho những hạt tiêu nổi lên và gắn kết gần nhau. + Nước rửa tay có tính chất tẩy rửa nên đã phá vỡ đi liên kết đó vì thế khi chúng ta chạm tay có nước rửa tay vào trong đĩa làm các hạt tiêu di chuyển ra xa nhau hơn. - Cho trẻ nhắc lại. * Giáo dục - Cô và các con vừa tìm hiểu về vi khuẩn. Vi khuẩn là những sinh vật có hại, có kích thước nhỏ li ti mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được. Nó thường gây ra các bệnh cho con người như; bệnh tiêu chảy, sốt, nôn, đau mắt - Qua thí nghiệm này các con thấy việc rửa tay bằng nước rửa tay có cần thiết không? Rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho chúng ta. Vậy các con cần rửa tay khi nào? * Củng cố và mở rộng - Trong cuộc sống ngoài nước rửa tay, các con thử nghĩ xem còn có chất gì cũng dùng để tẩy rửa nữa nào? - Ở thí nghiệm trên các con đã biết nước rửa tay có thể loại bỏ vi khuẩn, vậy các con hãy áp dụng thí nghiệm đó để tìm thêm
  5. những chất khác cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn qua trò chơi có tên “Ai Nhanh hơn”. - Cô sẽ phát cho mỗi nhóm thêm 2 hộp có chứa xà phòng tắm và nước rửa bát. Các con cùng làm thí nghiệm xem 2 chất này có đánh bay được vi khuẩn hay không và chất nào đánh bay được vi khuẩn mạnh hơn. Đội nào có kết quả trước đội đó sẽ giành chiến thắng. - Cô hỏi trẻ kết quả. - Cô chốt lại: Cả 2 loại nước rửa bát và xà phòng tắm đều đánh bay được vi khuẩn. Nước rửa bát đánh bay được vi khuẩn mạnh hơn xà phòng tắm. 3. Kết thúc - Hôm nay cô thấy các con làm thí nghiệm rất giỏi, đã giúp bạn Thỏ Nâu hiểu rõ hơn về vi khuẩn và cách phòng tránh vi khuẩn, để lần sau không bị đau bụng nữa. Các con nhớ đừng như bạn Thỏ Nâu mà hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ và khi tay bẩn nhé.