Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm đôi dép đi trong nhà mùa đông - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Sáu
I. Các lĩnh vực hướng tới
1. Khoa học
- Biết tác dụng đôi dép đi trong nhà mùa đông
- Biết cấu tạo của đôi dép và chất liệu làm dép đi trong nhà mùa đông
2. Công nghệ
- Sử dụng công cụ, phương tiện phù hợp: Kéo, dập ghim, bút dạ, bút màu…
3. Kỹ thuật
- Quy trình tạo ra đôi dép đi trong nhà
- Kĩ năng, đo, vẽ, cắt, luồn, , dán…
4. Nghệ thuật
- Vẽ bản thiết kế, trang trí đôi dép.
5: Toán học
- So sánh kích thước, ước lượng nguyên vật liệu, đếm số quai, sắp xếp theo quy tắc…
6. Ngôn ngữ: Thảo luận nhóm, thuyết trình về sản phẩm
7. Kỹ năng công dân thế kỷ XXI: Sẻ chia, hợp tác, phản biện, sáng tạo, giao tiếp.
II.Chuẩn bị
+ Nguyên vật liệu làm đế: Miếng xốp, nhựa, cao su…
+ Nguyên vật liệu làm miếng lót: vải bông, vải nỉ, vải dạ,xốp…
+ Nguyên vật liệu làm quai: Vải bò, len long thỏ, vải dạ, vải thổ cẩm…
+ Nguyên vật liệu dán trang trí: Các chi tiết bằng đề can, xốp, vải dạ…
+ Nguyên vật liệu dùng đề gắn kết: Dây,keo,băng dính…
+ Phương tiện, dụng cụ: Kéo, dập lỗ, thước đo, bút dạ…
III. Cách tiến hành
Bước 1: Hỏi
- Chơi trò chơi “ nhảy theo hiệu lệnh”
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Khi chân con nhảy trên nền nhà thì con thấy thế nào?
- Vậy làm cách nào để chân không bị lạnh( trải thảm, đi tất,đi dép…)
- Trẻ chơi trò chơi “ ai nhanh nhất “ và lên lấy dép đi vào chân sau đó nói lên cảm nhận
=> làm đôi dép đi trong nhà
- Cô đưa ra tiêu chí:
+ Êm, ấm;
+ Đi vừa chân;
+ Chắc chắn;
+ Đẹp
1. Khoa học
- Biết tác dụng đôi dép đi trong nhà mùa đông
- Biết cấu tạo của đôi dép và chất liệu làm dép đi trong nhà mùa đông
2. Công nghệ
- Sử dụng công cụ, phương tiện phù hợp: Kéo, dập ghim, bút dạ, bút màu…
3. Kỹ thuật
- Quy trình tạo ra đôi dép đi trong nhà
- Kĩ năng, đo, vẽ, cắt, luồn, , dán…
4. Nghệ thuật
- Vẽ bản thiết kế, trang trí đôi dép.
5: Toán học
- So sánh kích thước, ước lượng nguyên vật liệu, đếm số quai, sắp xếp theo quy tắc…
6. Ngôn ngữ: Thảo luận nhóm, thuyết trình về sản phẩm
7. Kỹ năng công dân thế kỷ XXI: Sẻ chia, hợp tác, phản biện, sáng tạo, giao tiếp.
II.Chuẩn bị
+ Nguyên vật liệu làm đế: Miếng xốp, nhựa, cao su…
+ Nguyên vật liệu làm miếng lót: vải bông, vải nỉ, vải dạ,xốp…
+ Nguyên vật liệu làm quai: Vải bò, len long thỏ, vải dạ, vải thổ cẩm…
+ Nguyên vật liệu dán trang trí: Các chi tiết bằng đề can, xốp, vải dạ…
+ Nguyên vật liệu dùng đề gắn kết: Dây,keo,băng dính…
+ Phương tiện, dụng cụ: Kéo, dập lỗ, thước đo, bút dạ…
III. Cách tiến hành
Bước 1: Hỏi
- Chơi trò chơi “ nhảy theo hiệu lệnh”
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Khi chân con nhảy trên nền nhà thì con thấy thế nào?
- Vậy làm cách nào để chân không bị lạnh( trải thảm, đi tất,đi dép…)
- Trẻ chơi trò chơi “ ai nhanh nhất “ và lên lấy dép đi vào chân sau đó nói lên cảm nhận
=> làm đôi dép đi trong nhà
- Cô đưa ra tiêu chí:
+ Êm, ấm;
+ Đi vừa chân;
+ Chắc chắn;
+ Đẹp
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm đôi dép đi trong nhà mùa đông - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_steam_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_lam_doi_dep_di_t.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm đôi dép đi trong nhà mùa đông - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Sáu
- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG EDP ( Chuyên đề lần 1 cấp trường) Đề tài: Làm đôi dép đi trong nhà mùa đông Độ tuổi: 5 -6 tuổi Chủ đề : Gia đình Tên người dạy: Nguyễn Thị Sáu Ngày dạy: 28/10/2023 Đơn vị: Trường mầm non Tam Đa I. Các lĩnh vực hướng tới 1. Khoa học - Biết tác dụng đôi dép đi trong nhà mùa đông - Biết cấu tạo của đôi dép và chất liệu làm dép đi trong nhà mùa đông 2. Công nghệ - Sử dụng công cụ, phương tiện phù hợp: Kéo, dập ghim, bút dạ, bút màu 3. Kỹ thuật - Quy trình tạo ra đôi dép đi trong nhà - Kĩ năng, đo, vẽ, cắt, luồn, , dán 4. Nghệ thuật - Vẽ bản thiết kế, trang trí đôi dép. 5: Toán học - So sánh kích thước, ước lượng nguyên vật liệu, đếm số quai, sắp xếp theo quy tắc 6. Ngôn ngữ: Thảo luận nhóm, thuyết trình về sản phẩm 7. Kỹ năng công dân thế kỷ XXI: Sẻ chia, hợp tác, phản biện, sáng tạo, giao tiếp. II.Chuẩn bị + Nguyên vật liệu làm đế: Miếng xốp, nhựa, cao su + Nguyên vật liệu làm miếng lót: vải bông, vải nỉ, vải dạ,xốp
- + Nguyên vật liệu làm quai: Vải bò, len long thỏ, vải dạ, vải thổ cẩm + Nguyên vật liệu dán trang trí: Các chi tiết bằng đề can, xốp, vải dạ + Nguyên vật liệu dùng đề gắn kết: Dây,keo,băng dính + Phương tiện, dụng cụ: Kéo, dập lỗ, thước đo, bút dạ III. Cách tiến hành Bước 1: Hỏi - Chơi trò chơi “ nhảy theo hiệu lệnh” - Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? - Khi chân con nhảy trên nền nhà thì con thấy thế nào? - Vậy làm cách nào để chân không bị lạnh( trải thảm, đi tất,đi dép ) - Trẻ chơi trò chơi “ ai nhanh nhất “ và lên lấy dép đi vào chân sau đó nói lên cảm nhận => làm đôi dép đi trong nhà - Cô đưa ra tiêu chí: + Êm, ấm; + Đi vừa chân; + Chắc chắn; + Đẹp Bước 2: Tưởng tượng Cô đặt câu hỏi giúp trẻ tưởng tượng và đưa ra ý tưởng -Các con sẽ làm đôi dép như thế nào? 1 quai hay 2 quai? -Chất liệu bằng gì để có thể ấm/êm? -Các con định trang trí như thế nào (để dép đẹp)? Bước 3: Lập kế hoạch - Chia trẻ về hoạt động theo nhóm - Các nhóm thảo luận và vẽ bản thiết kế (1 trẻ vẽ, các trẻ còn lại mô tả chi tiết để hoàn thiện bản thiết kế - bản thiết kế thể hiện rõ hình dạng, quai, họa tiết trang trí). - Bàn bạc và chọn nguyên vật liệu, đồ dùng, dụng cụ - Thảo luận cách làm và phân công công việc
- Bước 4: Thực hiện - Trẻ chế tạo theo bản thiết kế đã vẽ - Trẻ tiến hành đo, vẽ, cắt các nguyên vật liệu để tạo thành từng bộ phận của đôi dép, - Giáo viên quan sát và hỗ trợ, tư vấn cho trẻ cách để hoàn thiện đôi dép. - Trẻ trang trí đôi dép của mình thêm đẹp và mang tính biểu tượng riêng của nhóm - Cô quan sát các nhóm. Nếu trẻ khó khăn có thể hỏi và hướng dẫn trẻ cách làm (Con làm thế nào để gắn quai cho chắc chắn? Các con sẽ trang trí ở chỗ nào? ). (Tùy theo khả năng của trẻ mà cô cần hỗ trợ những việc cụ thể, ví dụ: hỗ trợ trẻ cắt chỗ khó nhắc trẻ hai bạn cùng làm: Bạn giữ, bạn dán ) Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm, giáo viên nhắc trẻ thử nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp tiêu chí. Bước 5: Đánh giá, cải tiến + Từng nhóm lên chia sẻ sản phẩm Cô có thể đặt câu hỏi nếu trẻ chưa biết cách thuyết trình, ví dụ: + Các con đã làm được gì? + Các con đã dùng nguyên vật liệu gì để làm đế/làm quai ? + Các con đã dùng cái gì để trang trí cho đôi dép của mình? + Ai đã làm mà khéo thế? + Nhóm các bạn đã làm đúng theo như bản thiết kế chưa? + Có bạn nào muốn đặt câu hỏi cho nhóm của bạn không? - Cho trẻ chia sẻ về cảm xúc: + Các con có vui không? Con thích nhất làm phần nào của đôi dép? Phần nào khó hoàn thiện nhất? - Cho trẻ trình diễn thời trang từ những đôi dép trẻ đã làm.( tất cả trẻ lần lượt trải nghiệm). - Cô cùng trẻ đối chiếu sp với các tiêu chí . + Nếu được làm lại các con muốn thay đổi hay thêm chi tiết nào bổ sung cho sp của nhóm mình không?
- - Cô kết luận: Các nhóm đều làm được những đôi dép rất đẹp, sáng tạo, chọn màu sắc phù hợp đi rất êm, ấm , chắc chắn - Kết thúc hoạt động Người duyệt Người soạn Nguyễn Thị Cam Nguyễn Thị Sáu