Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Chất liệu - Dự án: Làm chuông gió (Phần 1)

I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
S: Khoa học:
- Biết chuông gió là một vật trang trí phát ra âm thanh khi các vật va chạm với nhau nhờ gió.
- Trẻ biết chuông gió có 2 phần:
+ Khung chuông: Có nhiều kiểu dáng khác nhau (tròn, vuông, hình nón, hình mái nhà…)
+ Dây chuông: Dây chuông được buộc các vật phát ra âm thanh khi các vật va chạm với nhau; Dây chuông có số lượng nhiều ít, dài ngắn, sắp xếp ở các vị trí khác nhau trên khung.
- Hiểu ứng dụng của chuông gió trong cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- M: Toán: Kỹ năng đếm số lượng dây chuông, vật phát ra âm thanh trên chuông gió. Kỹ năng đo các dây chuông bằng 1 thước đo.
- A: Nghệ thuật: Củng cố kĩ năng sử dụng đường nét để vẽ về đặc điểm của chuông gió.
- Quan sát, lắng nghe, trao đổi để tìm kiếm thu thập thông tin.
- Có kỹ năng làm việc nhóm như: hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
- So sánh, đánh giá, lựa chọn, phán đoán...
docx 7 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 3361
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Chất liệu - Dự án: Làm chuông gió (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_choi_chu_de_chat_lieu_du_an_lam_chuong_gio.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Chất liệu - Dự án: Làm chuông gió (Phần 1)

  1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM Đề tài: Khám phá chuông gió (Phần 1 của dự án: Làm chuông gió) Thời gian: 25 - 30 phút Lớp: Mẫu giáo nhỡ A2 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ ( 4 - 5 tuổi) I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: S: Khoa học: - Biết chuông gió là một vật trang trí phát ra âm thanh khi các vật va chạm với nhau nhờ gió. - Trẻ biết chuông gió có 2 phần: + Khung chuông: Có nhiều kiểu dáng khác nhau (tròn, vuông, hình nón, hình mái nhà ) + Dây chuông: Dây chuông được buộc các vật phát ra âm thanh khi các vật va chạm với nhau; Dây chuông có số lượng nhiều ít, dài ngắn, sắp xếp ở các vị trí khác nhau trên khung. - Hiểu ứng dụng của chuông gió trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: - M: Toán: Kỹ năng đếm số lượng dây chuông, vật phát ra âm thanh trên chuông gió. Kỹ năng đo các dây chuông bằng 1 thước đo. - A: Nghệ thuật: Củng cố kĩ năng sử dụng đường nét để vẽ về đặc điểm của chuông gió. - Quan sát, lắng nghe, trao đổi để tìm kiếm thu thập thông tin. - Có kỹ năng làm việc nhóm như: hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. - So sánh, đánh giá, lựa chọn, phán đoán 3. Thái độ: - Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. - Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
  2. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Địa điểm: Hội trường. - T: Công nghệ: Máy tính; Video về chuông gió. - Nhạc chuông gió và nhạc bài hát “ Chuông gió leng keng”. - Bảng tổng hợp kết quả khám phá về cấu tạo của chuông gió trên powerpoint: Hình ảnh Khung chuông Dây chuông Vật phát ra âm thanh chuông gió khi và vào nhau 2. Đồ dùng của trẻ: - 04- 05 chuông gió thật và tranh ảnh chuông gió với các kiểu dáng khác nhau. - Bút dạ, giấy vẽ, thước đo. - 02 bảng thu thập ý kiến của trẻ về cấu tạo của chuông gió: Hình ảnh chuông gió Tôi thấy Tôi băn khoăn - Quạt mini các loại. - 04 bảng thiết kế chuông gió Nguyên vật liệu Vẽ thiết kế chuông gió Chỉnh sửa thiết kế Làm khung chuông Dây chuông Vật phát ra âm thanh III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu đại biểu. - Hôm nay, các con thấy cửa ra vào của hội trường có gì đặc - Trẻ trả lời biệt? - Hãy cùng nhắm mắt để nghe âm thanh của chuông gió nhé! - Trẻ nghe âm - Nghe âm thanh của chuông gió con thấy như thế nào? thanh
  3. -> Đưa vấn đề: Các con có muốn thực hiện dự án “Làm chuông gió” treo ngoài cửa của lớp mình không? Để thực hiện dự án, buổi học này các con cùng tìm hiểu khám phá về đặc điểm của chuông gió nhé! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức STEAM: Dự án làm chuông gió. – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. S: Science - Khoa học - T: Technology – Công nghệ: Hoạt động 1: Khám phá đặc điểm của chuông gió - GV giới thiệu đồ dùng, giao nhiệm vụ và chia trẻ về 2 nhóm khám phá, trao đổi, thảo luận về đặc điểm cấu tạo của chuông gió qua tranh ảnh thông qua bảng: Tôi thấy - Tôi băn khoăn. + Con nhìn thấy gì trong tranh? - Trẻ trả lời. + Chuông gió có đặc điểm gì? + Chuông gió có những gì? => GV hướng sự quan sát của trẻ vào từng phần của chuông gió và tiếp tục trao đổi, thảo luận: + Khung chuông có dạng hình gì? (Hình tròn, tam giác, hình nón, hình mái nhà ) + Dây chuông trông như thế nào? (Dây dài, ngắn, buộc vật phát ra âm thanh khi va vào nhau). Vì sao con biết? ->A: Nghệ thuật: Trẻ sử dụng các đường nét để vẽ về đặc điểm - Trẻ vẽ của chuông gió. - Sau khi trẻ quan sát và vẽ, cô tập hợp cả lớp cho lần lượt từng - Trẻ chia sẻ nhóm chia sẻ bảng thu thập ý kiến về cấu tạo chuông gió. -> Cô khái quát trên PowerPoint bảng tổng hợp khám phá đặc - Trẻ nghe cô khái điểm của chuông gió. quát Hoạt động 2: Tìm hiểu “Tại sao chuông gió có thể phát ra âm thanh?” - GV đặt vấn đề: Tại sao chuông gió có thể phát ra âm thanh? - Cho trẻ về các nhóm tham gia trải nghiệm để tìm hiểu kiến thức - Trẻ trải nghiệm khoa học của chuông gió bằng cách sử dụng các loại quạt tạo ra
  4. gió khác nhau. Cùng nhau trải nghiệm về tiếng kêu của các loại chuông. - Trẻ chia sẻ. => Sau đó chia sẻ, thảo luận kết quả trải nghiệm để tìm ra kiến thức khoa học của chuông gió: chuông gió có thể phát ra âm thanh là nhờ các vật va chạm vào nhau khi có gió. - Trẻ xem video => GV hệ thống lại kiến thức về cấu tạo, đặc điểm, sự tác động của gió vào các vật qua đoạn video. T: Technology – Công nghệ: -> Trẻ xem video về chuông gió. -> Giao nhiệm vụ: Vậy là qua hai hoạt động, các con đã có thêm thật nhiều hiểu biết về chiếc chuông gió. Mỗi chiếc chuông gió có đặc điểm và âm thanh to nhỏ khác nhau vì chất liệu làm - Trẻ trả lời. chuông gió khác nhau. Buổi học sau các con sẽ cùng nhau lên ý tưởng, thiết kế chuông gió nhé! - Trẻ trả lời. Hoạt động 3: Lên ý tưởng, thiết kế chuông gió - Trước thực hiện nhiệm vụ lên ý tưởng, thiết kế chuông gió các - Trẻ trả lời. con sẽ về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu các nội dung trong cột 1 của bản thiết kế. Trên bảng thiết kế có 3 cột: - Trẻ nghe cô giao + Cột 1 thể hiện các nguyên vật liệu làm chuông gió (Trẻ cùng nhiệm vụ bố mẹ tìm hiểu và lựa chọn các nguyên vật liệu thật hoặc bằng hình ảnh mà cô đã gửi để dán vào các ô tương ứng với từng nội dung (khung, dây buộc, vật phát ra âm thanh) Sau khi đã lựa chọn các nguyên vật liệu ở cột 1, các con sẽ cùng nhau vẽ thiết kế chuông gió theo nhóm và nếu muốn chỉnh sửa lại thì các con hãy vẽ lại ở khung phía dưới nhé. 3. Kết thúc: - Trẻ hát và thu dọn Cả lớp hát bài “ Chuông gió leng keng” và cùng cô thu dọn đồ đồ dùng dùng. Đề tài: Làm chuông gió (Phần 2 của dự án: Làm chuông gió) Thời gian: 25 - 30 phút Lớp: Mẫu giáo Nhỡ A3 Lứa tuổi: Mẫu giáo Nhỡ ( 4 - 5 tuổi)
  5. I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: - E-Chế tạo: Trẻ biết chế tạo chuông gió theo bản thiết kế. - Củng cố hiểu biết của trẻ về chuông gió: cấu tạo, chất liệu. - Hiểu ứng dụng của chuông gió trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: - A: Nghệ thuật: Trẻ dùng các nguyên vật liệu trang trí, sắp đặt các vật trên khung và dây chuông gió. - M: Toán: Trẻ có kỹ năng đếm số dây chuông, kỹ năng đo độ dài các dây khác nhau bằng 1 thước đo, ước lượng khoảng cách treo các dây chuông - Củng cố kỹ năng: xâu, buộc, luồn, xoắn dây. - Có kỹ năng làm việc nhóm: Thoả thuận, hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. - Phát triển cho trẻ kĩ năng quan sát, phán đoán, so sánh, nhận xét, đánh giá, thuyết trình 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Địa điểm: Lớp học - Máy tính; Nhạc vận động, nhạc không lời. 2. Đồ dùng của trẻ: - Các hộp đựng các loại nguyên vật liệu được để trên giá: thanh inox, chai bia, vỏ sò, ống tre, thìa inox, hạt vòng, ống nhựa, bông tăm, mút xốp, vải, lưới rửa bát, nút chai rượu vang, giấy ăn ; cuộc dây kẽm màu, dây đay, dây dù, dây kẽm xù; các kiểu khung chuông (tam giác, chữ nhật, tròn, vuông ) - Kéo, băng dính, một số đồ dùng để trang trí chuông gió (nơ, dây trang kim, ) - 04 giá để bản thiết kế và treo chuông. Nguyên vật liệu Vẽ thiết kế chuông gió Chỉnh sửa thiết kế Làm khung chuông Dây chuông
  6. Vật phát ra âm thanh các vật va chạm với nhau III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Hát, vận động theo nhạc. - Trẻ hát và vận động theo nhạc. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Trong buổi học trước các con đã nhất trí dự án làm chuông gió. Các nhóm đã vẽ thiết kế và chia sẻ ý tưởng của nhóm mình. Có nhóm nào còn băn khoăn về bản thiết kế chuông gió của nhóm mình không? - Trẻ trả lời - Có nhóm nào muốn điều chỉnh bản thiết kế của nhóm mình không nào? - Khi làm chuông gió, các con cần lưu ý điều gì để chuông phát ra - Trẻ trả lời âm thanh khi có gió? => Để chuông có thể phát ra âm thanh khi có gió, các con cần lưu sắp xếp các dây chuông trên khung chuông sao cho các vật phát ra âm thanh có thể va chạm vào nhau khi có gió. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện E-Chế tạo: - Cô giới thiệu vị trí làm lều của các nhóm, vị trí để đồ dùng. Nhắc nhở trẻ lấy bản thiết kế, cùng bàn bạc, phân công nhiệm vụ trong - Trẻ nghe cô giới nhóm. thiệu. - Dựa theo bản thiết kế của nhóm, GV cho trẻ về nhóm chọn - Trẻ về nhóm thực nguyên vật liệu, đồ dùng và thực hiện theo bản thiết kế. hiện. - Trẻ về các nhóm làm chuông gió: M – Toán: + Trẻ đếm số dây chuông, đo độ dài của dây chuông, ước lượng khoảng cách treo các dây chuông.
  7. + Trong quá trình trẻ chế tạo, GV tạo cơ hội để các nhóm làm được chuông gió. (A- Nghệ thuật): Trang trí chuông gió Trẻ dùng các nguyên vật liệu trang trí, sắp đặt các vật trên khung và dây chuông gió. Hoạt động 4. Đánh giá: - Trẻ trải nghiệm - Giáo viên cho trẻ trải nghiệm với chuông gió của nhóm và đánh với lều của nhóm giá sản phẩm: và đánh giá sản phẩm. - Trẻ trả lời. + Chuông gió của nhóm có đúng với thiết kế chưa? - Trẻ trả lời. + Chuông có kêu khi có gió và con tự rung lắc không? - Trẻ trả lời. + Con nghe âm thanh chuông gió của nhóm con thấy thế nào? - Trẻ trả lời. + Có cần điều chỉnh gì không? Tại sao? + Nếu được làm lại thì nhóm con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp các - Trẻ trả lời. con sẽ làm gì? - Trẻ trải nghiệm - Cô cho các nhóm trẻ tự thăm quan và trải nghiệm chuông gió của với lều của nhóm các nhóm khác. khác và đánh giá sản phẩm. - Trẻ đọc -> Đọc ráp về chuông gió - Trẻ chia sẻ và - Tập hợp cả lớp và cho 1 - 2 nhóm chia sẻ về chuông gió của nhóm. thuyết trình về sản phẩm. 3. Kết thúc: - Cô khen động viên các nhóm, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng. - Trẻ ngắm và giao - Cô cho trẻ sang lớp bạn trong khối ngắm sản phẩm chuông gió. lưu chia sẻ với các bạn trong khối.