Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: “Nhà khoa học nhí” - Đề tài: Làm đèn Lava

I- Mục đích yêu cầu
1/ Kiến Thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các đồ dùng như chai nước, dầu ăn, mầu thực phẩm, phễu…
- Trẻ biết 1 số thao tác như: vặn nắp chai, biết dùng phễu để đổ nước vào chai...
- Trẻ giải thích được hiện tượng xảy ra.
2/ Kỹ năng
- Kỹ năng vặn nắp chai, kỹ năng quan sát và suy luận.
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Trẻ sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm, biết nhận xét kết quả.
3/ Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
- Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, không lãng phí nước, sử dụng nước đúng cách.
II. Chuẩn bị:
- 6 chai đựng nước, 6 phễu nhựa, màu thực phẩm, chai dầu ăn, ca đựng nước, viên C sủi, đĩa, khăn lau, giấy
- Bộ quần áo khoa học
- Sân khấu nhà ảo thuật gia.
- Nhạc bài hát
docx 5 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: “Nhà khoa học nhí” - Đề tài: Làm đèn Lava", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_chu_de_nha_khoa_hoc_nhi_de_tai_lam_den.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: “Nhà khoa học nhí” - Đề tài: Làm đèn Lava

  1. GIÁO ÁN STEAM Đề tài: Làm đèn Lava Chủ đề: “Nhà khoa học nhí” Đối tượng: 5- 6 tuổi Người dạy: Ngày dạy: I- Mục đích yêu cầu 1/ Kiến Thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các đồ dùng như chai nước, dầu ăn, mầu thực phẩm, phễu - Trẻ biết 1 số thao tác như: vặn nắp chai, biết dùng phễu để đổ nước vào chai - Trẻ giải thích được hiện tượng xảy ra. 2/ Kỹ năng - Kỹ năng vặn nắp chai, kỹ năng quan sát và suy luận. - Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. - Trẻ sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm, biết nhận xét kết quả. 3/ Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của cô. - Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, không lãng phí nước, sử dụng nước đúng cách. II. Chuẩn bị: - 6 chai đựng nước, 6 phễu nhựa, màu thực phẩm, chai dầu ăn, ca đựng nước, viên C sủi, đĩa, khăn lau, giấy - Bộ quần áo khoa học - Sân khấu nhà ảo thuật gia. - Nhạc bài hát III. Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú - Chào mừng các bé đến với gày hội “Nhà khoa học nhí” ngày hôm nay (nhạc tèn ten). - - Trẻ lắng nghe - Đến với ngày hội hôm nay cô xin giới thiệu có các cô giáo đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn t . chúng ta hãy nổ 1 chàng pháo tay thật
  2. lớn để chào đón các cô giáo (nhạc). - Một thành phần không thể thiếu đó là các thành viên khoa học nhí của các bạn lớp 5 tuổi trường MN (nhạc) Và đồng hành cùng là cô giáo . (nhạc) - Trước khi đến với ngày hội xin mời các bé đến với “Màn ảo thuật” do nhà ảo thuật gia biểu diễn, các con nổ 1 chàng pháo tay thật lớn để chào đón nhà ảo thuật gia. + Lần 1: + Lần 2: - Các con có muốn làm thí nghiệm như nhà ảo thuật gia không - Cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng chúng mình cùng nhau đi khám phá nhé HĐ2: Khám phá - Các con quan sát xem cô đã chuẩn bị những gì - Trẻ trả lời - Đây là cái gì? Ai có nhận xét gì về cái chai. - Trẻ trả lời (Chai dùng để đựng nước, được làm bằng nhựa ,có nắp chai, có dạng khối trụ, chai này trong nhìn thấy được những thứ ở bên trong, .) - Trẻ trả lời + Phễu dùng để làm gì? (Phễu làm bằng nhựa, miệng phễu loe to dùng để rót những chất lỏng vào chai nhỏ không sợ bị chảy ra ngoài.) + Dầu ăn có công dụng gì? - Trẻ trả lời (Dầu ăn dùng để nấu ăn, Dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm cung cấp chất béo.) + Đây là gì? Nước dùng để làm gì? - Trẻ trả lời (Nước dùng để tắm rửa, nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra còn tưới cây, trồng lúa nước rất cần cho con người và vạn vật vì thế mà cần giữ gìn và tiết kiệm nước) - Vừa rồi các nhà khoa học nhí đã được quan sát rất nhiều đồ dùng. Với đồ dùng này hôm nay các nhà khoa học nhí sẽ tham gia làm thí nghiệm có tên gọi “làm đèn la va” sau đây xin mời các đội trưởng ở lại - Trẻ lấy đồ về nhóm thực lấy đồ, các thành viên nhanh chân chia về các nhóm hiện
  3. của đội mình nào, mỗi đội hãy lấy 1 cái chai, 1 lọ phẩm màu, chai dầu ăn, 1 cái phễu và 2-3 viên c sủi. HĐ3: Thực hành - Thảo luận - Các nhóm đã có đầy đủ đồ dùng của nhóm mình - Trẻ lắng nghe chưa? - Bây giờ các con cùng nghe cô hướng dẫn nhé? - Đầu tiên chúng mình hãy mở nắp chai ra? Để đổ được nước hay dầu ăn vào thì chúng mình phải sử dụng đến cái gì? (tự nói và tự đặt phễu nên) - Thế thì bây giờ chúng mình có thể đổ dầu ăn vào trước hoặc nước vào trước tùy các con. + Các con quan sát xem nước và dầu ăn như thế nào? -Trẻ trả lời (Nước ở phía dưới, dầu ăn ở phía trên) + Tại sao dầu ăn lại ở phía trên? - Trẻ trả lời (Tại dầu ăn nhẹ hơn) - Tiếp theo các con hãy lấy lọ mầu thực phẩm nhỏ - Trẻ trả lời vào trong chai? + Các con cùng quan sát và nhận xét nhé? màu thực - Trẻ trả lời phẩm có bị tan trong dầu ăn không? (Không, Màu bị tan trong nước) - Trẻ trả lời + Nếu để lâu thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? (Màu bị đẩy lên) - Tiếp đến các con hãy cho viên c sủi bỏ vào? Chúng - Trẻ trả lời mình hãy quan sát xem hiện tượng gì xảy ra - Hết viên c sủi thì còn hiện tượng màu bị đẩy nên - Trẻ trả lời nữa không? HĐ4: Nhận xét quá trình làm thí nghiệm - Trẻ trả lời - Cô mời 1 nói quá trình thực hiện - B1: mở nắp chai, đặt phễu nên chai. - B2: Rót nước và dầu ăn vào chai - B3: Nhỏ 2-3 giọt màu thực phẩm vào chai - B4: Thả 2-3 viên C sủi vào chai Cho trẻ nhận xét kết quả của B2, B3 và B4 - Trẻ lắng nghe =>Chốt lại: Thông qua bài học này cô muốn truyền kiến thức cho các nhà khoa học nhí đó là dầu ăn và nước là không tan vào với nhau. Dầu ăn nhẹ hơn
  4. nước nên dầu ăn ở phía trên - Mầu chỉ tan trong nước không tan trong dầu ăn - Sau khi cho viên C Sủi vào có các bọt khí đẩy lên tạo thành đèn dung nham hay còn gọi là đèn La va HĐ5: Kết thúc Ngày hội “Nhà khoa học nhí” ngày hôm nay đến đây- - Trẻ thực hiện là kết thúc chúc các cô giáo mạnh khỏe, công tác tốt, chúc các nhà khoa học nhí chăm ngoan học giỏi xin chào và hẹn gặp lại trong ngày hội lần sau.