Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm con lật đật


YẾU TỐ STEAM
S: Khám phá đặc điểm của lật đật, khi chạm vào lật đật sẽ lắc lư và lật đật không bao giờ đổ
T: Dùng thiết bị công nghệ tìm hiểu về lật đật
E: Tạo độ nặng ở thân lật đật, ghép chi tiết tạo thành lật đật
A: Tạo hình trang trí lật đật theo ý thích
M: Nhận biết hình khối.

1. Mục đích:
* Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm, hình dạng con lật đật
- Trẻ biết lựa chọn, sử dụng kết hợp các nguyên vật liệu như quả trứng nhựa, đất nặn, nắp chai để làm con lật đật.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, rèn kỹ năng chia phần, kỹ năng dán.
- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Phát triển tư duy, khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập cá nhân, làm việc theo nhóm.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
docx 3 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 2123
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm con lật đật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_de_tai_lam_con_lat_dat.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm con lật đật

  1. GIÁO ÁN STEAM Đề tài: Làm con lật đật Độ tuổi: 5 – 6 tuổi Thời gian: 30 – 35 phút Người dạy: Đơn vị: YẾU TỐ STEAM S: Khám phá đặc điểm của lật đật, khi chạm vào lật đật sẽ lắc lư và lật đật không bao giờ đổ T: Dùng thiết bị công nghệ tìm hiểu về lật đật E: Tạo độ nặng ở thân lật đật, ghép chi tiết tạo thành lật đật A: Tạo hình trang trí lật đật theo ý thích M: Nhận biết hình khối. 1. Mục đích: * Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm, hình dạng con lật đật - Trẻ biết lựa chọn, sử dụng kết hợp các nguyên vật liệu như quả trứng nhựa, đất nặn, nắp chai để làm con lật đật. * Kỹ năng: - Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, rèn kỹ năng chia phần, kỹ năng dán. - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Phát triển tư duy, khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. - Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập cá nhân, làm việc theo nhóm. * Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
  2. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm tổ chức: trong lớp - Đồ dùng của cô: Tivi, loa, máy tính, hình ảnh, video lật đật - Đồ dùng của trẻ: Trứng đồ chơi, đất nặn, nắp chai, băng dính hai mặt, bút 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát “Con lật đật” - Vừa rồi chúng mình đã cùng nhau hát bài hát gì? - Trong bài hát nói về con lật đật như thế nào? - Dẫn dắt vào hoạt động. * Hoạt động 2: Khám phá * Cho trẻ xem hình ảnh con lật đật + Các con thấy con lật đật này như thế nào? Màu sắc ? Hình dáng? + Con lật đật có những bộ phận nào? + Con lật đật làm bằng những nguyên vật liệu nào? * Khám phá nguyên vật liệu - Cho trẻ đi quan sát, khám phá các nguyên vật liệu để làm con lật đật - Cho trẻ chia nhóm để thảo luận về các nguyên liệu làm con lật đật. + Tạo độ nặng ở thân lật đật: Mở quả trứng đồ chơi ra, nén đất nặn vào đáy quả trứng. + Làm thân lật đật: Đóng quả trứng đồ chơi lại + Trang trí lật đật: Vẽ mắt mũi, miệng, tay,
  3. có thể dùng giấy, nắp chai làm mũ cho con lật đật. - Mỗi nhóm đều đã có ý tưởng để làm con lật đật, cho dù con lật đật làm bằng nguyên vật liệu gì thì cũng cần đảm bảo sự chắc chắn, không rơi, bền đẹp, con lật đật lắc lư được. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Giáo viên làm việc cá nhân với trẻ: - Khích lệ những trẻ thực hiện tốt sáng tạo thêm hoặc làm thêm; động viên, giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn khi thực hiện. * Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Các con thấy thích con lật đật nào nhất? - Tại sao con lại thích con lật đật này? - Con thấy con lật đật đẹp nhất là ở điểm nào? - Cô nhận xét chung tuyên dương trẻ. Hoạt động 6. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng.