Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự đổi màu của Gạo nếp

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của gạo nếp (trắng đục, mùi thơm, hạt ngắn);
- Trẻ hiểu được món xôi được làm từ gạo nếp.
- Trẻ hiểu khi trộn gạo với nước ép có màu sắc từ các loại hoa, quả, củ thì gạo nếp sẽ chuyển màu tương ứng.
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng xúc gạo, xúc nguyên liệu, rót nước
- Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ có kỹ năng đếm, viết số tương ứng, tô màu theo kết quả đạt được
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Trong lớp học
2. Đồ dùng của cô:
- 4 bát gạo nếp, nước ép của gấc, hoa đậu biếc, nghệ, muôi, thìa, khăn lau bàn, khăn lau nhà, khăn trải bàn.
3. Đồ dùng của trẻ:
- 2 bát; 1 bát gạo nếp, 1 bát gạo tẻ.
docx 6 trang Đào Tố Trinh 01/04/2024 25249
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự đổi màu của Gạo nếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_de_tai_su_doi_mau_cua_gao_nep.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự đổi màu của Gạo nếp

  1. UBND TRƯỜNG MẦM NON . GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Đề tài: Sự đổi màu của Gạo nếp Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) – Lớp . Số lượng: 15 - 16 trẻ Thời gian: 25 - 30 phút Giáo viên: NĂM HỌC 2021 - 2022
  2. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Đề tài: Sự đổi màu của Gạo nếp Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) – Lớp Số lượng: 15 - 16 trẻ Thời gian: 25 - 30 phút Giáo viên: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của gạo nếp (trắng đục, mùi thơm, hạt ngắn); - Trẻ hiểu được món xôi được làm từ gạo nếp. - Trẻ hiểu khi trộn gạo với nước ép có màu sắc từ các loại hoa, quả, củ thì gạo nếp sẽ chuyển màu tương ứng. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kỹ năng xúc gạo, xúc nguyên liệu, rót nước - Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích - Trẻ có kỹ năng đếm, viết số tương ứng, tô màu theo kết quả đạt được - Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm: Trong lớp học 2. Đồ dùng của cô: - 4 bát gạo nếp, nước ép của gấc, hoa đậu biếc, nghệ, muôi, thìa, khăn lau bàn, khăn lau nhà, khăn trải bàn. 3. Đồ dùng của trẻ: - 2 bát; 1 bát gạo nếp, 1 bát gạo tẻ.
  3. - 4 bát gạo nếp, nước ép của gấc, hoa đậu biếc, nghệ, muôi, thìa, khăn lau bàn, khăn lau nhà, khăn trải bàn. - Phiếu bài tập, Bút dạ, bút sáp, . III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức E1: Gắn kết a) Bối cảnh. Do ảnh hưởng của dịch covid nên cả nhà phải cách ly y tế b) Gắn kết bối cảnh với bài học: Thông qua việc cả nhà phải cách ly y tế không ai được phép ra ngoài, ngày 8/3 đến gần cả nhà muốn có món quà đặc biệt dành tặng bà, với các nguyên liệu có sẵn trong nhà: Gạo nếp, hoa đậu biếc , gấc, nghệ. Giúp trẻ lên ý tưởng nhằm tạo được món quà bất ngờ tặng bà. - Cô muốn có 1 điều bất ngờ dành tặng bà nhân ngày 8/3 nhưng do dịch Covid nên gia đình mình phải cách ly y tế, con Trẻ suy nghĩ và trả hãy nghĩ xem mình sẽ làm gì để bà bất ngờ? lời. - Cô có ý kiến thế này nhé; cô thấy trong nhà mình đang có Trẻ suy nghĩ và trả sẵn gạo nếp, hoa đậu biếc , gấc, nghệ, con nghĩ xem mình sẽ lời. làm gì? Cô và trẻ thống nhất ý tưởng “Làm gạo nếp đổi màu để làm xôi hoa tặng bà” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức E2: Khám phá a. Khám phá 1: Gạo nếp. Cô đẻ 2 bát gạo; 1 bát gạo nếp và 1 bát gạo tẻ cạnh nhau - Giao nhiệm vụ cho trẻ: Con hãy quan sát, tìm hiểu và lựa chọn loại gạo sẽ dùng để thổi xôi. Gạo nào sử dụng thì để lại, gạo nào không dùng thì mang cất đi. - Gợi trẻ nêu ý kiến 1. Con chọn bát số mấy? Tại sao? Trẻ suy nghĩ và trả 3. Con biết những loại gạo nếp nào? lời. Trẻ không trả lời được, cô giới thiệu b. Khám phá 2: Khám phá vật liệu dụng cụ Theo con làm như nào để có được món xôi ngon và có nhiều mắc sắc đẹp như vậy? - Giới thiệu các nguyên liệu thiên nhiên: Nước ép gấc, nghệ, hoa đậu biếc, gạo nếp Trẻ khám phá cùng Gợi mở cho trẻ tham gia hoạt động “Sự đổi màu của gạo nếp” cô.
  4. c. Xác định nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể: Bây giờ mình sẽ phải làm gạo nếp đổi màu sau khi trộn gạo với nước ép của gấc, hoa đậu biếc và nghệ. Để gạo nếp đổi màu chúng ta cùng thực hiện các bước sau nhé: d. Khám phá 3: Khám phá quy trình làm gạo nếp đổi màu. Bước 1: Đổ nước ép vào gạo nếp. Đong lần lượt 3 thìa nước ép gấc, hoa đậu biếc, nghệ vào lần lượt mỗi bát gạo nếp Trẻ thực hiện quy Bước 2: Trộn gạo với nước ép. trình. - Trộn gạo với nước ép sau đó quan sát sự đổi màu của gạo nếp và ghi vào phiếu bài tập. Bước 3: Cho vào nồi và đồ. - Cho lần lượt gạo đã đổi màu vào nồi và mang xuống bếp để chế biến thành món xôi. E3: Giải thích: Cô chính xác hóa lại kết quả: Khi Gạo nếp màu trắng trộn, ngâm với các loại nước cốt được ép từ nguyên liệu củ, quả thiên nhiên sẽ làm cho gạo nếp chuyển từ màu trắng sang các màu của củ quả đó. Gạo khi đồ xôi cần để ráo nước để xôi không bị nát. E4: Áp dụng, củng cố * Củng cố: - Cho trẻ nhắc lại về đặc điểm, tác dụng của gạo nếp. - Giải thích: Trẻ nhắc lại đặc + Gạo nếp màu trắng trộn, ngâm với các loại nước được ép từ điểm, tác dụng của nguyên liệu củ, quả thiên nhiên sẽ làm cho gạo nếp chuyển từ gạo nếp và giải thích màu trắng sang các màu của củ quả đó. tại sao gạo nếp lại * Áp dụng: Gạo nếp ngoài làm món xôi còn có thể làm được đổi màu. các món ăn nào khác? E5: Đánh giá - GV cho trẻ tự đánh giá nhận xét kết quả của mình. Cô đánh giá, nhận xét, khen ngợi khích lệ trẻ 3. Kết thúc - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. - Cô khen ngợi trẻ và nhận xét chung hoạt động.
  5. PHIẾU BÀI TẬP: SỰU ĐỔI MÀU CỦA GẠO Bé: THỨ TỰ NGUYÊN LIỆU KẾT QUẢ 1 2 3