Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Những chiếc lá–Vẻ đẹp của tự nhiên

Ý tưởng
Thiên nhiên xung quanh ta thật đẹp đẽ và phong phú. Trong buổi dạo chơi ở vườn trường, trẻ em có thể nhận ra mỗi cây lại có những chiếc lá với hình dạng, màu sắc khác nhau và sẽ tò mò về điều đó. Hãy cùng trẻ khám phá vẻ đẹp của những chiếc lá trong vườn trường bằng những hoạt động hấp dẫn nhằm giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của lá cây, thấy được sự đa dạng của lá làm nên vẻ đẹp tuyệt vời của tự nhiên, và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ những chiếc lá đó.
Sản phẩm
Tranh vẽ lá/in lá, tiêu bản lá cây, ảnh chụp và phim về lá cây, vòng cổ làm bằng lá cây.
Nội dung STEAM liên quan
- Khoa học (S): Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng của lá cây
- Kĩ thuật (T): Cách sử dụng các thiết bị khám phá lá cây: kính lúp, dụng cụ vẽ, đo, máy ảnh/điện thoại thông minh. Cách cắt, ghép, xếp, dán lá cây tạo thành bức tranh.
- Công nghệ: Kính lúp, máy ảnh/điện thoại thông minh.
- Nghệ thuật: Bố cục sắp xếp gân lá: đối xứng, so le. Vẽ lá. Tạo ra các sản phẩm nghệ thuật từ lá cây khô và màu nước.
- Toán học: Hình dạng, kích thước của các loại lá cây trẻ tìm được. Đếm số lượng các lá, gân lá. Quy luật sắp xếp.
docx 3 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 6820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Những chiếc lá–Vẻ đẹp của tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_choi_chu_de_nhung_chiec_lave_dep_cua_tu_nh.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Những chiếc lá–Vẻ đẹp của tự nhiên

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG STEAM - KHOA HỌC Tên chủ đề Những chiếc lá – Vẻ đẹp của tự nhiên Độ tuổi 4-5 tuổi Thời gian hoạt 60 phút động Ý tưởng Thiên nhiên xung quanh ta thật đẹp đẽ và phong phú. Trong buổi dạo chơi ở vườn trường, trẻ em có thể nhận ra mỗi cây lại có những chiếc lá với hình dạng, màu sắc khác nhau và sẽ tò mò về điều đó. Hãy cùng trẻ khám phá vẻ đẹp của những chiếc lá trong vườn trường bằng những hoạt động hấp dẫn nhằm giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của lá cây, thấy được sự đa dạng của lá làm nên vẻ đẹp tuyệt vời của tự nhiên, và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ những chiếc lá đó. Sản phẩm Tranh vẽ lá/in lá, tiêu bản lá cây, ảnh chụp và phim về lá cây, vòng cổ làm bằng lá cây. Nội dung - Khoa học (S): Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công STEAM liên dụng của lá cây quan - Kĩ thuật (T): Cách sử dụng các thiết bị khám phá lá cây: kính lúp, dụng cụ vẽ, đo, máy ảnh/điện thoại thông minh. Cách cắt, ghép, xếp, dán lá cây tạo thành bức tranh. - Công nghệ: Kính lúp, máy ảnh/điện thoại thông minh. - Nghệ thuật: Bố cục sắp xếp gân lá: đối xứng, so le. Vẽ lá. Tạo ra các sản phẩm nghệ thuật từ lá cây khô và màu nước. - Toán học: Hình dạng, kích thước của các loại lá cây trẻ tìm được. Đếm số lượng các lá, gân lá. Quy luật sắp xếp. Mục tiêu của Kiến thức: chủ đề - Trẻ nhận biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm lá cây. - Trẻ biết chức năng của các bộ phận trên lá: phiến lá, cuống lá, gân lá, và hạt diệp lục - Trẻ biết được lợi ích của lá cây đối với môi trường sống và với con người. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng nhận thức: nhận biết, phân biệt cấu tạo các bộ phận và chức năng của từng bộ phận trên lá cây. - Phát triển khả năng chú ý, năng lực quan sát, cảm thụ và sáng tạo.
  2. - Trẻ phân loại được lá cây theo hình dạng phiến lá hoặc theo cách sắp xếp của gân lá. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Thái độ: - Khơi gợi trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. - Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn, cùng nhau làm việc nhóm. - Yêu quý và giữ gìn thiên nhiên, môi trường. Năng lực cần hình thành: - Quan sát, nghiên cứu - Làm việc nhóm - Giải quyết vấn đề - Sáng tạo Nội dung hoạt Hoạt động 1: Quan sát lá cây trong vườn trường động -Trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ (2-3 trẻ) hoặc cá nhân, sử dụng kính lúp để quan sát lá cây, sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy ảnh để chụp ảnh lá cây (trẻ chọn 1-2 loại lá mà trẻ thích nhất để quan sát). Trẻ có thể phát hiện màu sắc của hai mặt lá của cùng một lá cây có sự khác nhau, và giải thích. - Trẻ tìm và nhặt lá rơi ở vườn hoặc sân trường giống với loại lá vừa quan sát, mang về bàn. - Trẻ tiếp tục quan sát và thảo luận về cấu tạo của lá, kết hợp xem sơ đồ “cấu tạo lá cây” - Trẻ vẽ lại lá đã quan sát với các bộ phận: phiến lá, cuống lá, gân lá. Trẻ có thể đặt lá lên trên giấy và vẽ lại theo đường viền của lá Hoạt động 2: So sánh, sắp xếp, phân loại lá cây GV cho trẻ tạo nhóm kết hợp (các thành viên trong nhóm ban đầu được tách ra và kết nhóm với thành viên ở nhóm khác tạo thành nhóm mới) mang theo vật mẫu và bản vẽ lá cây của mình để thảo luận, so sánh và sắp xếp, phân loại lá cây theo hai cách: Dựa vào Phiến lá: - Lá mép nguyên (VD: Lá bàng) - Lá mép răng cưa (VD: lá hoa hồng) - Lá xẻ thùy (VD: lá hoa cúc) Dựa vào Gân lá:
  3. - Gân song song (VD: lá tre, trúc) - Gân hình mạng (VD: lá ổi, lá tía tô) - Gân hình cung (VD: lá rau muống, địa liền) Cho trẻ sắp xếp lá theo thứ tự từ to đến nhỏ và ngược lại. Hoạt động 3: Sáng tạo với lá cây - Trẻ lựa chọn lá khô để sắp xếp, chắp ghép tạo thành các hình dạng khác nhau, bức tranh khác nhau: tranh con vật, tranh tĩnh vật, hoặc tranh phong cảnh. - In màu nước từ lá cây - Xâu vòng lá cây (theo quy luật: 1-1; 1-2). - Làm tiêu bản lá cây. Hoạt động 4: Làm phim và xem phim về lá cây Trẻ sử dụng phần mềm đơn giản trên điện thoại liên kết các ảnh đã chụp để tạo thành bộ phim ngắn về những chiếc lá, cùng nhau xem phim và cảm nhận sự đa dạng của những chiếc lá trong tự nhiên. Kết thúc chủ đề Tổng kết và chuyển tiếp chủ đề mới (có thể tiếp tục tìm hiểu chức năng và hoạt động của lá)